Bị phạt nguội hoặc quên nộp phạt bị xử lý thế nào?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHình ảnh các phương tiện giao thông hiển thị qua camera giám sát. Ảnh: Công an cung cấp |
Quy định về phạt nguội
Trong những ngày Tết, mặc dù lưu lượng phương tiện giao thông đã giảm mật độ. Tuy nhiên, do sơ suất nhiều tài xế ô tô vẫn vi phạm. Các lỗi này có thể sẽ bị lực lượng chức năng xử lý trực tiếp, nhưng có những trường hợp sẽ được ghi lại để “phạt nguội”. Vậy việc phạt nguội diễn ra thế nào và trong đợt Tết, nếu chủ xe chậm trễ việc nộp phạt thì sẽ bị xử lý thế nào là thắc mắc của nhiều người.
Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Tiến Hùng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, quy định mới về trình tự xử lý "phạt nguội" phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định trong Thông tư số 73/2024/TT-BCA, ngày 15/11/2024, quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 73/2024/TT-BCA).
Theo đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của CQCA nơi phát hiện vi phạm hành chính sẽ xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Bước tiếp theo, khi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến CQCA để giải quyết vụ việc vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của CQCA nơi phát hiện vi phạm hoặc trưởng CA xã, phường, thị trấn, trưởng CA cấp huyện tiến hành giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.
Quá thời hạn 20 ngày, kể từ ngày gửi thông báo vi phạm, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính không đến trụ sở CQCA nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc hoặc CQCA nơi phát hiện vi phạm chưa nhận được thông báo kết quả giải quyết, xử lý vụ việc của CA xã, phường, thị trấn, CA cấp huyện đã nhận kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của CQCA nơi phát hiện vi phạm thực hiện như sau:
Gửi thông báo cảnh báo phương tiện giao thông vi phạm cho cơ quan Đăng kiểm (đối với phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định), cơ quan đăng ký xe, cập nhật trạng thái đã gửi thông báo cảnh báo trên cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính. Đối với phương tiện giao thông là xe mô tô, xe gắn máy, tiếp tục gửi thông báo đến CA xã, phường, thị trấn nơi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính cư trú, đóng trụ sở (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này).
CA xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chuyển thông báo đến cho chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính và yêu cầu họ thực hiện theo thông báo vi phạm; kết quả làm việc, thông báo lại cho CQCA đã ra thông báo vi phạm… Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thông báo kết quả giải quyết vụ việc vi phạm được thực hiện bằng phương thức điện tử kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Nhận định của luật sư
Cũng theo luật sư Nguyễn Tiến Hùng, theo khoản 1, Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đang được áp dụng quy định: cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay có không ít trường hợp ô tô bị phạt nguội, sau khi nhận được quyết định xử phạt, chủ xe lại quên dẫn đến việc nộp phạt trễ thời hạn hoặc không nộp phạt theo quy định. Với những trường hợp này, theo khoản 1, Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: nếu quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Số ngày chậm nộp phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 16/2021 các trường hợp xe vi phạm giao thông nhưng quá hạn không chấp hành giải quyết vi phạm, nộp phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019 của Chính phủ sẽ bị đưa vào mục cảnh báo trên hệ thống phần mềm quản lý trực tuyến về kiểm định xe giới được dùng cho Cục Đăng kiểm Việt Nam. Các trường hợp này vẫn được các trung tâm đăng kiểm tiếp nhận kiểm định xe. Tuy nhiên Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được cấp chỉ có thời hạn hiệu lực 15 ngày.
Tài xế thuê xe tự lái bị phạt nguội sẽ bị xử lý như thế nào? | |
"Gỡ” phạt nguội đối với lái xe vượt đèn đỏ khi đưa người bị nạn đi cấp cứu ở Hà Nội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại