Chủ nhật 20/04/2025 06:43

Bộ Công an cảnh báo dấu hiệu lừa đảo từ các dự án khai thác “kho báu”, “tiếp nhận di sản”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 20-11, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an đã phát đi cảnh báo về dấu hiệu lừa đảo từ các đơn thư xin tiếp nhận hàng nghìn tỷ đồng từ nguồn vốn nước ngoài, khai thác “kho báu”, “tiếp nhận di sản”, “tiền trôi nổi”... 

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện nhiều nhóm cá nhân, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động mang dấu hiệu lừa đảo thông qua việc lập các hồ sơ, đơn thư xin tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tìm kiếm, khai thác “kho báu”, “tiếp nhận di sản”, “tiền trôi nổi”... có giá trị từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng, USD, EURO, Yên Nhật...

bo cong an canh bao dau hieu lua dao tu cac du an khai thac kho bau tiep nhan di san
Các đối tượng liên tục làm "Tờ trình", "Thông báo", đơn "Đề nghị" xin được “khai thác kho báu”, “tiếp nhận di sản”.

Điển hình có thể kể đến như: Công ty cổ phần Quốc tế Hồ Tràm, Công ty cổ phần Di sản quốc tế Hồ Tràm, do Nguyễn Quốc Long, Lê Nguyên Thành (còn tự xưng là Chủ tịch Hội đoàn xử lý di sản quốc tế) là thành viên sáng lập, đại diện pháp luật (các đối tượng đã có tiền án, tiền sự); Công ty cổ phần CT Toàn cầu giác mạc 13579 do Văn Hùng Tính là Tổng Giám đốc; Công ty cổ phần Đầu tư Nam Hải Thái Bình Dương do Trần Minh Phương là Tổng Giám đốc; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư PHM do Nguyễn Hoàng Ngân là Giám đốc; Công ty cổ phần Quốc tế An sinh toàn cầu phát; Công ty Đông Đô miền Nam; Công ty cổ phần Tập đoàn tài chính toàn cầu DONA do Trần Lê Thu Thảo làm đại diện pháp luật... Một số cá nhân có liên quan như: Nguyễn Thị Thúy Chiêu, Lê Thị Thu Liễu, Lê Quang Ngọc, Lý Ngọc Thắng có dấu hiệu lừa đảo...

Các đối tượng thành lập các doanh nghiệp nhưng không có hoạt động sản xuất kinh doanh; tự xưng các tổ chức (không có cơ sở pháp lý), không đúng quy định của pháp luật; phần lớn các cá nhân tham gia vào hoạt động lừa đảo này đều có tiền án, tiền sự về tội lừa đảo, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, không có nghề nghiệp, nơi cư trú rõ ràng. Qua xác minh, đa phần các đối tượng đều không có mặt tại nơi cư trú theo địa chỉ trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Các cá nhân, doanh nghiệp này đã nhiều lần trực tiếp hoặc thông qua các doanh nghiệp trong nước lập các bộ hồ sơ gửi tới các cơ quan Trung ương đề nghị xem xét, giải quyết cho tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, khai thác “kho báu”...

Hoạt động mang dấu hiệu lừa đảo này đã được Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên truyền, cảnh báo nhiều lần; một số đối tượng đã bị Công an các địa phương khởi tố, điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc phối hợp với các ban, ngành để xử lý theo quy định của pháp luật (thu hồi giấy phép), yêu cầu viết cam kết không thực hiện các hoạt động tương tự.

bo cong an canh bao dau hieu lua dao tu cac du an khai thac kho bau tiep nhan di san
Số tiền, kho báu có trị giá từ hàng chục tỷ đến hàng nghìn tỷ USD, EURO, Yên Nhật mà các đối tượng nêu trong các "Tờ trình", đơn "Đề nghị" là bịa đặt.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, các cá nhân, doanh nghiệp nêu trên vẫn tiếp tục hoạt động, lập và sử dụng nhiều pháp nhân mới, tự xưng là người của các tổ chức mới (không có thật) như “Tổ chức hậu cần mật”, “Di sản Triều Nguyễn”, “Hội đoàn xử lý di sản tài chính thế giới”, “Tập đoàn JESC”... để soạn thảo các “Tờ trình”, “Thông báo” và “Đề nghị” gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương đề xuất xin được “khai thác kho báu”, “tiếp nhận di sản”; chào mời các cá nhân, doanh nghiệp hợp tác đầu tư, góp vốn, gây thiệt hại kinh tế cho các cá nhân, doanh nghiệp và làm ảnh hưởng hoạt động của các cơ quan Nhà nước khi liên tục phải tiếp nhận, xử lý các hồ sơ “không có thật” do các đối tượng gửi đến.

Thủ đoạn chung của các đối tượng là:

1. Thành lập doanh nghiệp nhưng không có hoạt động sản xuất kinh doanh; trực tiếp hoặc thông qua các cá nhân, doanh nghiệp trong nước lập các bộ hồ sơ gửi tới các cơ quan của Đảng, Chính phủ đề nghị xem xét, giải quyết cho tiếp nhận, giải ngân nguồn vốn đầu tư nước ngoài, khai thác kho báu... có sử dụng giấy tờ giả mạo của các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn như hối phiếu/trái phiếu quốc tế, điện chuyển tiền (SWIFT-MT103), chứng từ bảo lãnh, chứng nhận sở hữu tài sản, di sản thừa kế có giá trị hàng triệu đến hàng ngàn tỷ USD, EUR...; thậm chí sử dụng các văn bản tiếp nhận đơn, thư, phiếu giải quyết văn bản của các cơ quan nhà nước để lấy mẫu dấu, chữ ký và làm văn bản giả mạo để hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

2. Tìm cách tiếp cận các cán bộ lão thành, lãnh đạo các cấp để gây sức ép tới các bộ, ngành, địa phương xử lý hồ sơ, tiếp nhận đơn thư, tạo uy tín cho bản thân.

3. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, doanh nghiệp trong nước để tiếp cận, tạo niềm tin và đề nghị ký kết hợp đồng hợp tác hoặc tham gia vào việc lập hồ sơ để đăng ký tiếp nhận nguồn vốn nước ngoài, khai thác “kho báu”, “di sản, tài sản thừa kế”; mập mờ, che dấu thông tin trong việc mua – bán các loại tiền xu lưu niệm có màu vàng, bạc của các quốc gia, các loại thẻ được tự giới thiệu có tính chất như thẻ tín dụng ngân hàng...

4. Móc nối với các cá nhân là người nước ngoài, Việt kiều tự xưng là “chuyên gia”, người đại diện cho các tổ chức, quỹ tài chính quốc tế, xét duyệt dự án, tìm kiếm “kho báu”, sở hữu tiền và tài sản trôi nổi của các quốc gia khác tại Việt Nam... hoặc tự nhận là người của lãnh đạo các ban, bộ, ngành đang giữ các thông tin, tài liệu liên quan đến “dự án”, “kho báu”, “di sản, tài sản thừa kế”... Từ đó, các đối tượng đề nghị các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu tiếp nhận/vay vốn phải tạm ứng, chi trả các “chi phí cho chuyên gia xét duyệt hồ sơ”, “chi phí tìm kiếm kho báu”, “chi phí làm thủ tục tiếp nhận di sản, tài sản thừa kế”, “chi phí ngoại giao, bôi trơn”, “chi phí xem hồ sơ, nguồn tiền”... rồi chiếm đoạt tài sản.

Bộ Công an đề nghị các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong cả nước cần hết sức cảnh giác với các thủ đoạn nêu trên của các đối tượng, tránh để bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản...

HP
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bắt nhóm đối tượng dùng súng, kiếm rượt đuổi nhau trên phố

Bắt nhóm đối tượng dùng súng, kiếm rượt đuổi nhau trên phố

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An cho biết vừa bắt nhóm 18 đối tượng trú tại TP Vinh và huyện Nghi Lộc mang theo nhiều hung khí gây rối trật tự công cộng và cố ý làm hư hỏng tài sản gây bức xúc trong quần chúng Nhân dân.
Tóm gọn cặp đôi cướp giật iPhone 14 Promax của cô gái trẻ trên phố La Thành

Tóm gọn cặp đôi cướp giật iPhone 14 Promax của cô gái trẻ trên phố La Thành

Sau khi bắt giữ cặp đôi gây ra vụ cướp giật tài sản trên phố La Thành, cơ quan Công an còn làm rõ, nhóm đối tượng này cũng chính là thủ phạm gây ra 4 vụ cướp tài sản khác trên địa bàn TP Hà Nội.
Vạch mặt gã hàng xóm lén lút đột nhập căn buồng của người phụ nữ

Vạch mặt gã hàng xóm lén lút đột nhập căn buồng của người phụ nữ

Ngày 19/4, Công an tỉnh Ninh Bình cho biết, Công an phường Ninh Mỹ, TP Hoa Lư đã điều tra, làm rõ vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn.
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị mức án 11-12 năm tù

Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị mức án 11-12 năm tù

Chiều 15/4 tại TAND TP Hà Nội, đại diện Viện kiểm sát đã tiến hành đề nghị mức án với 8 bị cáo trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea).
Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam hầu tòa

Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Chè Việt Nam hầu tòa

Sáng 14/4, Toà án Nhân dân (TAND) TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với các bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty Chè Việt Nam.
Ngày 21/4: Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương hầu tòa

Ngày 21/4: Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương hầu tòa

Ngày 21/4, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm với cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm về các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hà Nội: phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141

Hà Nội: phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141

Lực lượng 141 Công an TP Hà Nội vừa bắt giữ nhóm đối tượng giả danh tổ công tác 141 để dừng xe, kiểm tra người đi đường.
Hà Nội: khống chế đối tượng cầm hung khí đánh người trên phố Lê Trọng Tấn

Hà Nội: khống chế đối tượng cầm hung khí đánh người trên phố Lê Trọng Tấn

Cán bộ Cảnh sát giao thông Hà Nội đã phối hợp Công an phường Khương Mai cùng quần chúng nhân dân đã kịp thời khống chế đối tượng tấn công người đi đường.
Nhóm thiếu niên nửa đêm đi gây rối còn dọa Cảnh sát 141

Nhóm thiếu niên nửa đêm đi gây rối còn dọa Cảnh sát 141

Thông tin từ Công an TP Hà Nội, đơn vị đã tạm giữ hình sự đối với Lê Đình Cẩn, SN 2008, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội và Nguyễn Huy Dũng, SN 2008, trú tại quận Long Biên, Hà Nội về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động