Bộ Công Thương đề xuất nhiều bộ, ngành cùng điều hành giá điện
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNhân viên EVNHANOI kiểm tra các trạm biến áp, các đường dây 110kV, 220kV tại Hà Nội. Ảnh: EVN |
Theo đó, tại báo cáo này, Bộ Công Thương nêu rõ: Bộ Công Thương sẽ là cơ quan "chủ trì kiểm tra, rà soát"; còn Bộ Tài chính giữ vai trò là cơ quan "quản lý Nhà nước về giá"; các bộ, cơ quan liên quan phối hợp theo "chức năng, nhiệm vụ" được giao và quy định của pháp luật. Báo cáo cũng nêu rõ, trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thuê tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN cùng các đơn vị thành viên.
Để minh bạch hơn quá trình xem xét điều chỉnh giá điện, Bộ Công Thương đề xuất bổ sung trách nhiệm của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trong đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện đến kinh tế vĩ mô. EVN sẽ cung cấp các số liệu có liên quan để cơ quan này có cơ sở thống kê, đánh giá.
Trước đó, trong quá trình xây dựng dự thảo sửa đổi Quyết định 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Tài chính đã từng đề nghị không quy định trách nhiệm phối hợp của họ tại dự thảo Quyết định và bỏ nội dung "EVN gửi hồ sơ báo cáo phương án giá điện tới Bộ Tài chính".
Thay vào đó, bộ này chỉ phối hợp trong những trường hợp có biến động bất thường, hoặc tác động lớn. Nếu giá điện bán lẻ bình quân tăng 5-10%, Bộ Công Thương chủ động rà soát và có ý kiến với phương án EVN trình. Nếu giá điện tăng 10% trở lên, ảnh hưởng tới vĩ mô, Bộ Tài chính sẽ là một trong số các bộ, ngành góp ý về phương án giá sau rà soát của Bộ Công Thương. Trong dự thảo mới nhất, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân vẫn được giữ nguyên như các bản dự thảo trước, rút từ 6 tháng xuống còn 3 tháng/lần.
Về cơ chế điều chỉnh giá điện, dự thảo đề xuất khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN có trách nhiệm điều chỉnh giảm tương ứng. Và khi giá điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá hiện hành thì được phép điều chỉnh tăng. Trường hợp giá điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với mức hiện hành, có ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, kiểm tra rà soát, gửi lấy ý kiến Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.
Bộ Công Thương sẽ có vai trò chính trong điều hành giá điện, song Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cũng có vai trò trong quá trình kiểm tra, rà soát phương án giá điện do EVN xây dựng và trong quá trình kiểm tra, điều chỉnh giá điện. Bộ Công Thương sẽ tổng hợp các ý kiến để báo cáo Thủ tướng.
Dự thảo mới cũng làm rõ hơn trách nhiệm của EVN, trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc phối hợp, tham gia ý kiến với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về giá. Bổ sung trách nhiệm của Tổng cục Thống kê trong việc đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá điện đến kinh tế vĩ mô để minh bạch hơn quy trình điều chỉnh giá điện.
Theo TS. Ngô Đức Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, Bộ Công Thương là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực điện năng, đồng thời là cơ quan chủ trì điều hành giá. Do vậy, nên giao thống nhất việc điều hành giá điện cho Bộ Công Thương. Khi có vấn đề phát sinh hoặc biến động bất thường, có thể phối hợp với các bộ, ngành để tham vấn. Hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có thể yêu cầu EVN thuê tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của tập đoàn cùng các đơn vị thành viên. |
Giá điện chính thức tăng 3% từ hôm nay (4/5) | |
Các doanh nghiệp đăng ký bình ổn định giá khi giá điện tăng | |
EVN lại tiếp tục đề xuất tăng giá điện |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại