Bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc tại nước ngoài
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Trả lời:
Tại Điều 65 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết như sau:
“1. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
2. Nội dung bồi dưỡng kiến thức cần thiết bao gồm:
a) Truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc;
b) Những nội dung cơ bản liên quan về pháp luật lao động, hình sự, dân sự, hành chính của Việt Nam và của nước tiếp nhận người lao động;
c) Nội dung hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài với người lao động;
d) Kỷ luật lao động, an toàn và vệ sinh lao động;
đ) Phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận người lao động;
e) Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống;
g) Sử dụng các phương tiện giao thông đi lại, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hằng ngày;
h) Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa trong thời gian sống và làm việc ở nước ngoài.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể chương trình, thời gian bồi dưỡng kiến thức cần thiết.”
Công ty X đưa người đi làm việc ở nước ngoài đã thực hiện trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tuy nhiên không có nội dung ”cách thức ứng xử trong lao động và đời sống” là không đảm bảo đầy đủ nội dung bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định tại Điểm e, Khoản 2 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Hành vi trên của Công ty X sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 44 Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, cụ thể:
"Điều 44. Vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động
...
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện không đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc kiểm tra, cấp chứng chỉ cho người lao động sau khi tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
...”
Áp dụng khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức tiền phạt quy định tại Điều 44 là mức là mức phạt đối với tổ chức và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định“Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”. Theo quy định trên công ty X sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức trung bình khung tiền phạt là 30.000.000 đồng.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại