Thứ năm 23/01/2025 13:58

"Căn bệnh lạ" khiến người phụ nữ liên tục sốt cao, không tự đi lại được suốt 3 tháng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hơn 3 tháng vật lộn với căn bệnh lạ khiến chị C.T.S (SN 1981, trú tại Cẩm Thủy, Thanh Hóa) liên tục sốt cao, đi lại khó khăn, phải nhờ người dìu dắt. Sau khi tìm đến nhiều bệnh viện nhưng không khỏi, chị S may mắn được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Chị S cho biết, từ tháng 2/2023, chị liên tục bị sốt, mệt mỏi, phù 2 chân, gầy sút cân, đi lại rất khó khăn, phải có người dìu. Chị đã đi khám ở nhiều bệnh viện trong và ngoài tỉnh nhưng đều được chẩn đoán mắc bệnh xương khớp và cho thuốc về uống. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không những không đỡ mà còn ngày càng nặng hơn. Chị S đã thử dùng thuốc nam nhưng vẫn không có tiến triển.

Tháng 5/2023, được người quen giới thiệu, chị S đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thăm khám trong tình trạng sốt kéo dài, 2 chân phù nhiều, mệt mỏi, không tự đi lại được. Sau khi tiến hành thăm khám trực tiếp và thực hiện các cận lâm sàng như xét nghiệm máu, chụp X-quang tim phổi, siêu âm mạch chi dưới, siêu âm tim, các bác sĩ đã chẩn đoán chị S mắc lupus ban đỏ hệ thống.

Chị S được điều trị tại khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp theo phác đồ lupus ban đỏ và các bệnh lý phối hợp. Nhờ sự tận tâm của đội ngũ y bác sĩ và phác đồ điều trị hiệu quả, tình trạng của chị S dần cải thiện. Sau một tháng điều trị, chị S đã có thể đi lại bình thường và được ra viện.

Hiện tại, sau gần 1 năm điều trị, chị S đã đến Bệnh viện khám lại và được thông báo rằng tình trạng bệnh đã ổn định, các chỉ số toàn thân về mức bình thường.

ThS.BS Nguyễn Mạnh Thắng – Phó Trưởng khoa Nội thần kinh – Cơ xương khớp cho biết: lupus ban đỏ là một bệnh lý miễn dịch khá phổ biến nhưng lại khó chẩn đoán vì biểu hiện đa dạng ở nhiều cơ quan khác nhau.

"Có những trường hợp điển hình, có nhiều triệu chứng thì việc chẩn đoán tương đối dễ. Nhưng có những trường hợp bệnh nhân chỉ có những triệu chứng rất kín đáo hoặc ít triệu chứng như sốt kéo dài thì quá trình chẩn đoán gặp khó khăn, có thể nhầm lẫn với các bệnh về nhiễm trùng, nhiễm virus, nhiễm khuẩn, một số các bệnh lý viêm gây sốt" - bác sĩ Thắng chia sẻ.

"Với trường hợp của người bệnh S, chúng tôi đã có sự nghi ngờ và thăm khám một cách toàn diện, đầy đủ từ lâm sàng đến cận lâm sàng nên đã sớm phát hiện và chẩn đoán được bệnh. Dựa trên kết quả đó, chúng tôi đã xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, đây là một bệnh tiến triển lâu dài, không khỏi hoàn toàn nên người bệnh sẽ phải dùng thuốc hàng ngày, tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ" - bác sĩ Thắng nói.

Bỗng dưng 'chân chậm, mắt mờ', người phụ nữ đi khám mới biết do căn bệnh từ 10 năm trước
Minh Nhật
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động