Chủ nhật 02/02/2025 22:36
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Cần có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đóng góp vào việc chỉnh lý, hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Thích Bảo Nghiêm, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội cho rằng, cần có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, TP trong Vùng Thủ đô.
Đại biểu, hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội.	 Ảnh: Quốc hội
Đại biểu, hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Ảnh: Quốc hội

Dự thảo lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp Nhân dân

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Qua các cuộc thảo luận, Quốc hội đã thống nhất và đề nghị Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự thảo Luật tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến của các cơ quan, bộ ngành, đại biểu Quốc hội, giới chuyên gia, nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật. Nếu đủ điều kiện, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 diễn ra vào tháng 5/2024.

Đóng góp vào việc chỉnh lý để hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu, hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội chia sẻ, quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thực hiện nghiêm túc, khoa học, luôn có sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND, HĐND.

Việc góp ý kiến đã được thực hiện rộng rãi, phong phú, đa ngành, đa lĩnh vực với sự tham gia rộng rãi, nhiệt huyết của các tầng lớp Nhân dân, các bộ, ngành Trung ương, các cấp lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Trung ương và TP. Ban soạn thảo đã tích hợp được các đóng góp ý kiến, phối hợp hiệu quả với các bên liên quan để hoàn thành dự thảo Luật trình Quốc hội lần này. Dự thảo Luật đã trình bày, lấy ý kiến có nhiều đổi mới và có chất lượng cao mang tính đặc thù, vượt trội, phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô của cả nước.

Qua tiếp xúc với cử tri, một số chuyên gia và truyền thông, báo chí đều có nhận định chung là nội dung dự thảo Luật lần này đã bám sát các quy định tại Nghị quyết 15 - NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến 2030, bám sát 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô đã được Chính phủ thông qua, tổng hợp được những vấn đề tồn tại, bất cập trong thực hiện Luật Thủ đô (2012) để xây dựng các chính sách đặc thù có tính khả thi cao.

Vai trò của Thủ đô về liên kết phát triển vùng

Góp ý về liên kết phát triển vùng Thủ đô, đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, vùng Thủ đô Hà Nội được thành lập từ 2003 (quyết định 118//2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) bao gồm 8 tỉnh. Quy hoạch vùng Thủ đô đã được nghiên cứu và phê duyệt tại Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới năm 2008, đã có điều chỉnh phạm vi vùng Thủ đô theo quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 20/11/2012 bao gồm 10 tỉnh. Điều chỉnh quy hoạch Vùng Thủ đô đã được nghiên cứu và phê duyệt năm 2016 tại quyết định số 768/QĐ-TTg. Trong Luật Thủ đô (2012) đã có xác định cần có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, TP trong vùng Thủ đô để thi hành các quy định của pháp luật về Thủ đô. Song trong thực hiện còn hạn chế do cả chủ quan và khách quan nên cần có cơ chế đặc thù.

Trong Nghị quyết 15-NQ/TW về phát triển Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2045 đã nhận diện những kết quả Hà Nội đã đạt được và cũng nhận xét những hạn chế, yếu kém trong đó có Hà Nội chưa thể hiện rõ vai trò là trung tâm, động lực tăng trưởng và phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.

Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm (2021 - 2030) được Đại hội Đảng toàn quốc lần XIII thông qua về nhiệm vụ phát triển vùng (một trong 10 nhiệm vụ chủ yếu) đã có đề cập đến vai trò Thủ đô trong các vùng có liên quan. Trong bối cảnh này, Luật Thủ đô (sửa đổi) có chương riêng về liên kết và phát triển vùng là cần thiết, hợp lý. Vai trò Thủ đô Hà Nội không chỉ trong Vùng Thủ đô mà còn với vùng đồng bằng sông Hồng (gồm 9 tỉnh) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm 7 tỉnh). Do vậy tiêu đề chương V nên là: liên kết, phát triển vùng để thực hiện các định hướng nêu trên và phù hợp với khoản 3 Điều 46.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): dự thảo có sự thay đổi đáng kể
Khai thác, sử dụng không gian ngầm hiệu quả
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): phát triển y tế, chính sách an sinh xã hội
Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "Rạng rỡ Việt Nam".
"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thực tiễn 95 năm qua đã chứng minh "ý Đảng, lòng dân" hòa quyện, thống nhất tạo nên sức mạnh vô địch, đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Giáo sư, tiến sĩ Thành Hán Bình, Đại học Công nghiệp Chiết Giang, khẳng định trong công cuộc cải cách và xây dựng “kỷ nguyên mới” hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò tuyệt đối và không thể thay thế.
Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ TP Hà Nội luôn đi đầu, chú trọng đổi mới, chủ động, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ nhằm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao.
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Sáng 1/2/2025 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi, Huyện ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân Kỷ Dậu (1789).
Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Sáng 1/2/2025 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. Đây cũng là dự án có ý nghĩa quan trọng, chiến lược với vùng Tây Nguyên.
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Theo Bộ Tài chính, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước. Điều này là hợp hiến và hợp pháp.
Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Với khối lượng công việc lớn, các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024 được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến lớn trong công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội…
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động