Thứ ba 13/05/2025 21:17

Cắt giảm thủ tục hành chính, phân cấp quản lý, đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 13/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành nội dung làm việc. Ảnh: Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành nội dung làm việc. Ảnh: Quochoi.vn

Giảm khoảng 50% số thủ tục hành chính trình lên Thủ tướng Chính phủ

Trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, chỉnh lý quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; người đại diện phần vốn Nhà nước; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp. Cắt giảm 7/24 (khoảng 30%) thủ tục hành chính; khoảng 50% số thủ tục trình lên Thủ tướng Chính phủ được cắt giảm hoặc phân cấp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu, tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp.

Dự thảo Luật đã được rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu tối đa ý kiến đại biểu Quốc hội. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật gồm có 8 Chương, 59 Điều, giảm 3 Điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật đã chỉnh lý, hoàn thiện quy định về người đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bảo đảm bao quát cả việc quản lý và đầu tư vốn Nhà nước theo phần vốn đầu tư tại doanh nghiệp có từ 50% vốn Nhà nước trở xuống theo nguyên tắc ở đâu có vốn của Nhà nước thì ở đó phải có quản lý của Nhà nước với biện pháp với mức độ phù hợp. Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ quy định "vốn Nhà nước sau khi đã đầu tư vào doanh nghiệp được xác định là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp".

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định nội dung trên tại dự thảo Luật có thể phát sinh những bất cập, vướng mắc. Đó là Luật Doanh nghiệp không quy định cụ thể tài sản góp vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp là tài sản, vốn của pháp nhân doanh nghiệp, nếu bổ sung nguyên tắc này có thể xung đột với khái niệm vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được quy định tại khoản 6 Điều 3 dự thảo Luật. Đối tượng áp dụng của dự thảo Luật là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và dưới 50% vốn điều lệ do đó ngoài vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp còn có vốn của các thành viên góp vốn/cổ đông khác.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát, quy định phạm vi đầu tư vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp là những lĩnh vực mà Nhà nước cần đầu tư vốn, gồm: Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp hoạt động tại những địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên; doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế; doanh nghiệp thuộc lĩnh vực then chốt, thiết yếu của nền kinh tế.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ảnh: Quochoi.vn

Để tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong quyết định chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hằng năm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu ý kiến đại biểu, rà soát, chỉnh lý Điều 17 Dự thảo Luật. Theo đó, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty quyết định việc ban hành, điều chỉnh chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hằng năm, các nhiệm vụ, chỉ tiêu cơ bản được đại diện chủ sở hữu Nhà nước giao. Đồng thời, giao Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Quy định tại Dự thảo Luật đã phân quyền cho doanh nghiệp ban hành chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh hằng năm, tạo sự chủ động trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khắc phục tình trạng chậm trễ do chậm phê duyệt chiến lược và kế hoạch trong thời gian vừa qua

Bảo vệ tài sản của bên mua khi tham gia mua vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp

Thảo luận tại hội trường, các đại biểu cho rằng, Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới, cơ cấu lại và phát triển doanh nghiệp có vốn nhà nước; Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; giải quyết những bất cập, vướng mắc của Luật hiện hành. Dự thảo trình ra Kỳ họp thứ 9 đã tiếp thu nhiều ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội như cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp cho doanh nghiệp…

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn tỉnh Quảng Ninh) đồng tình với phương án các doanh nghiệp được quyết định cho các công ty do doanh nghiệp nắm trên 50% vốn điều lệ vay vốn với giá trị từng khoản vay không vượt quá 50% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và bảo đảm tổng giá trị khoản cho vay không vượt giá trị vốn góp thực tế. Điều này sẽ giúp cho các Tập đoàn, Tổng công ty có thể tận dụng được năng lực, phát huy tối đa các nguồn vốn có thể huy động hiện đang nhàn rỗi của mình để hỗ trợ cho các công ty con trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc các Tập đoàn, Tổng công ty thu xếp vốn và cho các công ty con vay còn giúp cho các công ty con được tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý hơn so với việc công ty con tự huy động

Đại biểu đề nghị xem xét, phân định rõ các điều kiện đầu tư vốn vào doanh nghiệp để tránh vướng mắc trong quá trình thực hiện, như thế nào là ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn? Các doanh nghiệp hàng năm phải đầu tư số tiền lớn so với quy mô vốn có phải là đầu tư lớn không?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn tỉnh Quảng Ninh) phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà (đoàn tỉnh Quảng Ninh) phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp), đối với những nơi có vốn nhà nước dù là 100% hay trên 50%, hay dưới 50% cũng là vốn của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Vì thế, đầu tư vốn của Nhà nước phải có trọng tâm, trọng điểm, việc nào tư nhân làm được để cho tư nhân làm, việc nào tư nhân không làm được thì Nhà nước cần làm, phải làm phục vụ cho mục đích quốc phòng an ninh, nhu cầu thiết yếu, an sinh xã hội, công trình công cộng.

Về hoạt động đầu tư ngoài ngành, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, cần cân nhắc kỹ việc cho phép doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào bất động sản hoặc chứng khoán, đặc biệt với các tập đoàn lớn, như điện lực, dầu khí... bởi thực tế trong thời gian qua, một số doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư ngoài ngành, gây rủi ro. Đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể các lĩnh vực được phép đầu tư ngoài ngành, tránh rủi ro và bảo đảm hiệu quả.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn

Nêu rõ Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đã có quy định về công bố thông tin hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên, một số đại biểu cho biết, việc công bố thông tin của các doanh nghiệp Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ; có doanh nghiệp tuân thủ tốt việc công bố thông tin hoạt động, nhưng cũng có doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc, như không công bố hoặc công bố rất chậm. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả giám sát của xã hội đối với các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân.

Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung các quy định về biện pháp bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ công bố thông tin hoạt động doanh nghiệp. Cân nhắc một số cơ chế như nêu tên, xử phạt hành chính đối với các trường hợp doanh nghiệp Nhà nước thực hiện không đầy đủ, nghiêm túc về công bố thông tin.

Về chuyển nhượng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần vốn Nhà nước, đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Lam (đoàn tỉnh Hậu Giang) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung một điều quy định cụ thể về bảo vệ tài sản của bên mua khi tham gia mua vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp trong trường hợp bên mua trung thực, tình ngay, không biết hoặc không có nghĩa vụ phải biết trước những sai phạm của bên bán; trong quá trình giao dịch quyền tài sản của bên mua đối với phần vốn đã được mua xem như được pháp luật bảo vệ. Trong các trường hợp đấu giá công khai, minh bạch đúng trình tự thủ tục, không có gian lận, có nhiều người tham gia đấu giá độc lập, thì kết quả đấu giá phải được pháp luật bảo vệ.

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Lam (đoàn tỉnh Hậu Giang) nêu ý kiến. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Lam (đoàn tỉnh Hậu Giang) nêu ý kiến. Ảnh: Quochoi.vn

Về tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người đại diện phần vốn Nhà nước, Điều 41 của Dự thảo Luật quy định: “Người đại diện phần vốn Nhà nước không làm việc trực tiếp tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên được hưởng tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu chi trả; thù lao (nếu có) do doanh nghiệp chi trả”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân (toàn Bình Dương) bày tỏ lo ngại quy định với quy định này tại dự thảo Luật sẽ không bảo đảm đúng tiêu chuẩn liêm chính của thế giới.

Theo đó, quy định như Dự thảo Luật sẽ thừa nhận những người đại diện vốn Nhà nước không làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp vẫn hưởng thù lao do doanh nghiệp chi trả, không đúng với tiêu chuẩn liêm chính chung. “Nếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi, mà người đại diện vốn Nhà nước tư vấn, có đóng góp nhất định, thì doanh nghiệp sẽ có ứng xử phù hợp trong khuôn khổ pháp luật cho phép” - đại biểu nêu rõ.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tại phiên thảo luận, các đại biểu đã tham gia về tên gọi; phạm vi điều chỉnh; đồng thời khẳng định vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong mối quan hệ với doanh nghiệp tư nhân trong điều kiện hiện nay; đối tượng áp dụng; phân biệt hoạt động đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chính sách tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phân phối lợi nhuận sau thuế… Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan nghiên cứu tiếp thu để hoàn thiện báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét thông qua.

Đề xuất tăng thời gian ưu đãi thuế cho doanh nghiệp lĩnh vực khoa học công nghệ
Đại biểu Quốc hội tranh luận về áp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ sở y tế, giáo dục công lập
Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng thời gian ưu đãi thuế cho doanh nghiệp lĩnh vực khoa học công nghệ
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Nhiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Từ ngày 17 đến 18/5, các đơn vị nghệ thuật của Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin, thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội đàm cấp cao với Tổng thống Vladimir Putin, mở ra những định hướng lớn cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong kỷ nguyên mới.
Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

Sáng 9/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật là bổ sung quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 để đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính cấp tỉnh theo hướng đơn giản hóa và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành trước 31/10/2025

Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành trước 31/10/2025

Chiều 13/5, tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến do Thành ủy Hà Nội tổ chức, Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Hà Minh Hải trình bày Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Hà Nội triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Chiều 13/5, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030 và Hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của TP.
Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 31/12/2026

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết 31/12/2026

Sáng 13/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT), trong đó đề xuất giảm 2%, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Ngồi nhà lấy số thứ tự: tiện ích mới từ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội

Ngồi nhà lấy số thứ tự: tiện ích mới từ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội

Hà Nội đang thí điểm mô hình đăng ký lấy số thứ tự trực tuyến khi thực hiện thủ tục tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Lê Hoàng Anh cho rằng, báo chí là cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội và người tiêu dùng, cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, việc mở Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh xuất phát từ tầm nhìn và ý chí, quyết tâm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động