Chủ động bám địa bàn, nắm cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Trung tá Cung Quang Tiên cùng thành viên "Tổ chữa cháy tự nguyện" thôn Cao Xá. Ảnh: X.Q |
Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an TP Hà Nội bằng nhiều biện pháp và cách làm hay, sáng tạo đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến tích cực đối với công tác PCCC trong mọi tầng lớp Nhân dân.
Xây dựng mô hình “tổ chữa cháy tự nguyện”
Thực hiện kế hoạch của Công an TP Hà Nội, Tổ địa bàn PCCC&CNCH Thường Tín đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nâng cao công tác PCCC, nhất là việc huy động toàn dân tham gia công tác PCCC, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của Nhân dân. Đồng thời, chủ động bám địa bàn, nắm cơ sở, phối hợp các cấp, ngành, tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC.
Theo đó, Tổ địa bàn PCCC&CNCH Thường Tín vừa phối hợp với UBND xã Dũng Tiến xây dựng mô hình “Tổ chữa cháy tự nguyện” và phát động phong trào thi đua đặc biệt thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn PCCC&CNCH đối với cơ sở, khu dân cư trên địa bàn xã Dũng Tiến.
Trưởng Công an xã Dũng Tiến, trung tá Cung Quang Tiên cho biết, thôn Cao Xá có khoảng 300 hộ dân, sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nông nghiệp, đường ngõ xóm nhỏ hẹp, khó khăn cho xe chữa cháy tiếp cận khi xảy ra sự cố hỏa hoạn trong khu dân cư. Trước tình hình trên, Công an xã đã tổ chức nghiên cứu, tham khảo cách làm tại các địa bàn khác có đặc điểm tương đồng, đề xuất Đảng ủy, UBND xã chỉ đạo lãnh đạo thôn Cao Xá, tổ chức phối hợp vận động Nhân dân tham gia góp sức để xây dựng mô hình.
![]() |
Tổ chữa cháy tự nguyện diễn tập phương án chữa cháy. Ảnh X.Q |
“Tổ chữa cháy tự nguyện” thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín gồm 8 thành viên, được trang bị quần áo và các dụng cụ bảo hộ cá nhân. Cùng với đó là những thiết bị như: 2 máy bơm nước chữa cháy, 20 cuộn vòi chữa cháy, 100 bình chữa cháy xách tay và các dụng cụ cứu nạn, cứu hộ, tổng giá trị hàng chục triệu đồng, hoàn toàn do người dân và cơ sở, doanh nghiệp trong thôn đóng góp, ủng hộ.
Theo cán bộ Tổ địa bàn PCCC&CNCH Thường Tín, việc thành lập “Tổ chữa cháy tự nguyện” nhằm phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền và Nhân dân địa phương trong việc chủ động phòng ngừa, chuẩn bị sẵn sàng, lực lượng, phươn tiện, kịp thời xử lý hiện quả các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố ngay từ ban đầu, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, góp phần hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra, bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã Dũng Tiến.
Tổ địa bàn PCCC&CNCH Thường Tín đã tổ chức giao lưu, giải đáp, hướng dẫn những thắc mắc của người dân về các vấn đề liên quan đến công tác PCCC&CNCH. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC. Đồng thời biểu dương gương người tốt, việc tốt trong công tác PCCC&CNCH, phê phán các hành vi, hiện tượng gây mất an toàn về PCCC.
Bên cạnh đó tổ chức tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu, thực hiện các giải pháp tăng cường an toàn PCCC, vận động mở lối thoát nạn thứ 2, đảm bảo duy trì mục tiêu mỗi hộ gia đình trang bị ít nhất 1 bình chữa cháy. Duy trì, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình an toàn PCCC (Tổ liên gia an toàn PCCC, điểm chữa cháy công cộng…). “Tổ chữa cháy tự nguyện” nhận được sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, và quần chúng Nhân dân trên địa bàn.
Giáo dục kỹ năng phòng chống các tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh
![]() |
Cán bộ Tổ địa bàn PCCC&CNCH huyện Thường Tín hướng dẫn cán bộ, giáo viên và học sinh các kỹ năng cần thiết khi gặp tình huống đuối nước. Ảnh X.Q |
Với mong muốn trang bị cho các em học sinh những kiến thức cần thiết nhất là việc phòng tránh các tai nạn thương tích và đuối nước trong dịp hè, Tổ địa bàn PCCC&CNCH Thường Tín cũng đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục kỹ năng phòng, chống các tai nạn thương tích, đuối nước cho hơn 300 em học sinh tại các trường học trên địa bàn huyện Thường Tín.
Cán bộ Tổ địa bàn PCCC&CNCH huyện Thường Tín đã hướng dẫn cán bộ, giáo viên và học sinh các kỹ năng cần thiết khi gặp tình huống đuối nước. Nội dung bao gồm cách thoát hiểm an toàn, sử dụng các thiết bị bảo hộ khi bơi như áo phao, phao bơi, can nhựa, sào cứu hộ; cùng các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu như hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt.
Hướng dẫn cách cứu người bị đuối nước bằng các vật dụng sẵn có như dây, gậy sào, can nhựa, áo phao. Khi phát hiện người bị rơi xuống nước, cần lập tức hô hoán để thu hút sự trợ giúp, đồng thời tuyệt đối không tự nhảy xuống cứu nếu không biết bơi. Thay vào đó, nên nhanh chóng đưa vật dụng như cánh tay, cây sào dài hoặc phao có buộc dây cho nạn nhân nắm, sau đó kéo nạn nhân lên bờ an toàn và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc kịp thời.
Công tác tuyên truyền đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và Nhân dân về công tác phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích ở trẻ em, qua đó góp phần hạn chế những tai nạn thương tâm cho các em khi tiếp xúc với môi trường sông nước, đặc biệt khi kỳ nghỉ Hè năm 2025 đang đến gần.
Hà Nội: tuyên truyền, tập huấn kỹ năng phòng cháy chữa cháy trong nhà trường |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại