Thứ ba 08/07/2025 09:34

Người “thắp lửa” xây dựng Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau thành công của Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt đón lượng khách đông đảo, nghệ nhân Hà Thị Vinh (xã Bát Tràng, Hà Nội) tiếp tục đề án mang tầm thời đại: Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng. Đây là mô hình tiên phong tại Việt Nam, vừa bảo tồn di sản văn hóa, vừa chắp cánh đưa thương hiệu gốm Bát Tràng vươn xa.
Người “thắp lửa” xây dựng Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng
Nghệ nhân Hà Thị Vinh tại một sự kiện quảng bá sản phẩm gốm Bát Tràng Ảnh: NVCC

Kết nối di sản với du lịch

Từ thành công của Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, điểm đến hút khách bậc nhất của làng gốm Bát Tràng, nghệ nhân Hà Thị Vinh - Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội đã bắt tay xây dựng Đề án “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng” mang tính đột phá trong bảo tồn văn hóa làng nghề tại Việt Nam.

Trên cơ sở Nghị quyết của TP Hà Nội về Khu phát triển thương mại và văn hóa được xây dựng trên cơ sở thực hiện khoản 8, Điều 21 của Luật Thủ đô 2024, liên quan đến khái niệm “khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa”, Làng nghề gốm Bát Tràng có những lợi thế để hình thành mô hình Bảo tàng sinh thái vô cùng rõ nét và toàn diện. Nghệ nhân Hà Thị Vinh đã trực tiếp phối hợp với chính quyền và cộng đồng dân cư làng nghề để hiện thực hóa đề án.

Nghệ nhân Hà Thị Vinh cho biết, những năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo và chính quyền các cấp, hoạt động bảo vệ, phát huy di sản văn hóa của Bát Tràng có nhiều khởi sắc. Từ năm 2019 đến nay, hàng loạt danh hiệu, di sản được công nhận: Bát Tràng trở thành điểm du lịch chính thức của Hà Nội; nghề gốm và lễ hội truyền thống được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đặc biệt, năm 2025, Bát Tràng là một trong hai làng nghề đầu tiên của Hà Nội được công nhận thành viên mạng lưới Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Dự án Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng vì vậy không chỉ mang tính văn hóa, định hướng trở thành đòn bẩy chiến lược cho phát triển du lịch bền vững, xây dựng thương hiệu quốc tế cho làng nghề. Nghệ nhân Hà Thị Vinh nhận định: “Chúng tôi không tạo ra một không gian trưng bày tĩnh, định hướng một không gian sống động, nơi du khách có thể cảm, chạm, sống cùng gốm và cùng kể những câu chuyện làng nghề”.

Trong hơn một năm qua, nghệ nhân Hà Thị Vinh đã chủ động phối hợp Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt và Ban đại diện Nhân dân làng nghề Bát Tràng tiến hành nhiều hoạt động bài bản: khảo sát giao thông - kiến trúc làng, đánh giá hiện trạng du lịch, tổ chức các buổi tham vấn cộng đồng dân cư, thành lập Hội đồng tư vấn với các nhóm chuyên gia đầu ngành về kiến trúc, văn hóa, tài chính, trùng tu…

Dưới sự điều phối của nghệ nhân Hà Thị Vinh, đề án đã xác định rõ các tuyến phố du lịch, chỉnh trang không gian cảnh quan, phát triển sản phẩm du lịch gắn với đặc trưng Bát Tràng như: trải nghiệm làm gốm, nấu ăn truyền thống, lễ hội dân gian, tuyến phố ven sông - “Con đường lửa” gắn kết không gian di sản với tuyến du lịch đường sông.

Điều đặc biệt trong mô hình mà nghệ nhân Hà Thị Vinh đề xuất chính là tư tưởng “bảo tồn sinh thái - bảo tồn cộng đồng”. Theo đó, người dân không chỉ là “nhân vật chính” trong không gian trưng bày mà còn là người thực hành, vận hành, phát triển. Do đó, tính cộng đồng không bị gạt ra khỏi tiến trình đổi mới, trở thành trung tâm trong sự thay đổi tích cực.

Người “thắp lửa” xây dựng Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng
Sản phẩm gốm độc đáo mang thương hiệu của nghệ nhân Hà Thị Vinh

Tư duy đổi mới, hành động vì cộng đồng

Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng mô hình Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng đầu tiên tại Việt Nam, nghệ nhân Hà Thị Vinh còn là một doanh nhân tiên phong trong hiện đại hóa làng nghề. Bà là người đầu tiên trong làng gốm chủ động đưa sản phẩm ra quốc tế, hiện đã xuất khẩu hơn 30 quốc gia, đồng thời nghiên cứu phát triển mẫu mã theo từng vòng đời sản phẩm và thị hiếu thị trường.

Tại Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh do bà sáng lập, công nghệ được tích hợp sâu để tạo ra những sản phẩm gốm sứ đồng bộ, đẹp, bền, tiết kiệm chi phí, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng. Nghệ nhân Hà Thị Vinh cho rằng: “Ứng dụng công nghệ không làm mai một giá trị truyền thống, còn là cách để phát huy, để di sản đến gần hơn với cuộc sống hiện đại”.

Những sản phẩm gốm mang thương hiệu Quang Vinh luôn hiện diện trong các sự kiện lớn như: Hội chợ OCOP, chương trình Xúc tiến thương mại, Lễ hội Du lịch Hà Nội, các ngày hội đổi mới sáng tạo… Không chỉ là sản phẩm, mỗi món đồ gốm thương hiệu Quang Vinh còn mang theo cả một câu chuyện văn hóa, một tinh thần nghề gốm Việt.

Với những đóng góp bền bỉ và nổi bật, nghệ nhân Hà Thị Vinh đã được tôn vinh các danh hiệu: Công dân Thủ đô ưu tú (2012), Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam (2003), Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2018, Bằng khen nữ nghệ nhân giỏi làng nghề Hà Nội năm 2024…

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 kể câu chuyện “sứ giả văn hóa” Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 kể câu chuyện “sứ giả văn hóa”
Bảo tàng sinh thái Bát Tràng: mô hình mẫu cho Nghị quyết mới Bảo tàng sinh thái Bát Tràng: mô hình mẫu cho Nghị quyết mới
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động