Chủ nhật 02/02/2025 22:41
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam:

Chủ động vắc xin, thuốc điều trị, sinh phẩm xét nghiệm để trở lại trạng thái "bình thường mới"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm rà soát toàn bộ các sản phẩm vắc xin, thuốc điều trị, các loại sinh phẩm xét nghiệm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Tiêm vắc xin cho trẻ em được thực hiện từng bước, thận trọng

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, đến nay, Việt Nam đã cấp phép khẩn cấp cho 8 loại vắc xin phòng Covid-19. Bộ Y tế đang dự kiến kế hoạch tiêm vắc xin cho người dưới 18 tuổi; khi triển khai, có thể tiêm cho lứa tuổi 16-17, sau đó đến lứa tuổi nhỏ hơn. Trong quá trình triển khai, các chuyên gia và Bộ Y tế sẽ tiếp tục xem xét, đánh giá về an toàn của vắc xin khi tiêm cho trẻ. Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ sẽ được hiện từng bước, thận trọng.

Đối với tình hình nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, Bộ Y tế đã tích cực họp với Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Bộ Y tế, Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc và các doanh nghiệp, đơn vị tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước. Bộ Y tế sẽ xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể để xem xét cấp phép cho vắc xin sản xuất trong nước cùng với việc tham khảo chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới, dự kiến ban hành trước ngày 20-10.

Về thuốc điều trị, cùng với quá trình thử nghiệm lâm sàng, đánh giá hiệu quả, Bộ Y tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp được nhập khẩu nguyên liệu, chuẩn bị sản xuất sau khi loại thuốc này được cấp phép chính thức. Bộ Y tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để giảm giá thành sản xuất một số loại thuốc, được chuyển giao công nghệ để phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19. Một số doanh nghiệp đã tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên, sẽ đi vào hoạt động sau 1 tháng nữa với giá thành hợp lý.

Sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới"

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", xác định thực hiện các giải pháp, trong các giải pháp về y tế như cách ly, xét nghiệm, điều trị, vắc xin phải được thực hiện đồng bộ. Theo đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc thức đẩy nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm, thuốc, vật tư thiết bị phòng, chống dịch chủ động, hiệu quả, tiết kiệm; đồng thời tăng cường năng lực công nghiệp dược, trang thiết bị y tế.

Từ đầu năm 2020, nhiều nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp tham gia thực hiện. Tới nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất được nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch. Cùng với đó, công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin đã có những bước đi ban đầu tích cực; từ giữa năm 2021 chủ yếu tập trung khâu thử nghiệm lâm sàng, xem xét cấp phép thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Các doanh nghiệp tham gia tích cực vào nhận chuyển giao sản xuất sinh phẩm, vắc xin, thuốc điều trị Covid-19. Bộ Y tế đã cấp phép được sử dụng nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, thuốc... Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện Việt Nam hoàn toàn chủ động sinh phẩm xét nghiệm Realtime RT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên; dự kiến đầu năm 2022 sẽ chủ động được vắc xin phòng Covid-19.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương triển khai chương trình nghiên cứu vắc xin đến năm 2030 và các chương trình, nhiệm vụ khoa học phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; cập nhật các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong phòng, chống dịch; chủ động triển khai các nhiệm vụ khoa học - công nghệ, báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm, quản lý để thúc đẩy hiệu quả, thiết thực các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu, nhận chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, cấp phép…, đặc biệt trong khâu thử nghiệm lâm sàng, cấp phép nhằm sớm chủ động được vắc xin, thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan có dự báo diễn biến dịch; nhu cầu các loại vắc xin, thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch; căn cứ tình hình sản xuất trong nước để có phương án nhập khẩu, mua trong nước cụ thể (trên quy mô cả nước) đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; đồng thời khuyến khích phát triển công nghiệp y dược trong nước.

Đối với vắc xin, Bộ Y tế khẩn trương nghiên cứu, ban hành, cập nhật hướng dẫn về tiêm vắc xin đủ liều cho các lứa tuổi; tiêm tăng cường; tiêm kết hợp các loại vắc xin… đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Để tăng độ bao phủ vắc xin sớm đưa cuộc sống của nhân dân trở lại trạng thái "bình thường mới", Bộ Y tế cần tăng cường chỉ đạo công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 (bao gồm kiểm định, phân bổ, tổ chức tiêm…) đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả, công khai minh bạch. Đồng thời, Bộ Y tế khẩn trương hướng dẫn tiêm vắc xin cho người dưới 18 tuổi và tiêm tăng cường; đánh giá tổng thể nhu cầu vắc xin (kể cả cho trẻ em); số lượng, tiến độ giao hàng vắc xin đã ký kết nhập khẩu hoặc tiếp nhận viện trợ; tiến độ và công suất sản xuất vắc xin trong nước… trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, mua trong nước bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

Đối với thuốc điều trị, Bộ Y tế khẩn trương cập nhật các phác đồ điều trị từ sớm, điều trị tại nhà, trong đó lưu ý kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, thúc đẩy thử nghiệm, cấp phép các loại thuốc điều trị, thuốc bổ trợ, đặc biệt thuốc điều trị từ sớm, điều trị tại nhà; xây dựng phương án cụ thể nhập khẩu, mua trong nước đối với từng loại thuốc.

Về sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm, Bộ Y tế khẩn trương cập nhật, hướng dẫn, cấp phép sử dụng các công nghệ xét nghiệm mới, tiện dụng, hiệu quả trên thế giới; xây dựng phương án cụ thể nhập khẩu, mua đối với từng loại sinh phẩm, thiết bị. Đồng thời, Bộ xây dựng phương án người dân tự xét nghiệm, từ đó cập nhật hướng dẫn người dân tự xét nghiệm mẫu đơn, mẫu gộp để định hướng các doanh nghiệp sản xuất các bộ kit xét nghiệm thuận tiện, tiết kiệm.

Bộ Y tế bổ sung, cập nhật các hướng dẫn sử dụng các loại vật tư, trang thiết bị phù hợp với điều kiện của hệ thống y tế các cấp; xây dựng phương án cụ thể nhập khẩu, mua trong nước, mua dự phòng các loại vật tư, trang thiết bị cùng với phương án phân bổ trang thiết bị sau dịch đảm bảo chủ động, tiết kiệm nguồn lực; khẩn trương cập nhật, hướng dẫn sử dụng các công nghệ, sinh phẩm khử khuẩn hiệu quả, ít gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ động giải quyết các đề xuất kiến nghị của các địa phương, cơ sở y tế, doanh nghiệp về cơ chế mua sắm, ưu đãi, thanh toán…; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo TTXVN
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "Rạng rỡ Việt Nam".
"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thực tiễn 95 năm qua đã chứng minh "ý Đảng, lòng dân" hòa quyện, thống nhất tạo nên sức mạnh vô địch, đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Giáo sư, tiến sĩ Thành Hán Bình, Đại học Công nghiệp Chiết Giang, khẳng định trong công cuộc cải cách và xây dựng “kỷ nguyên mới” hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò tuyệt đối và không thể thay thế.
Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ TP Hà Nội luôn đi đầu, chú trọng đổi mới, chủ động, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ nhằm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao.
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Sáng 1/2/2025 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi, Huyện ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân Kỷ Dậu (1789).
Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Sáng 1/2/2025 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. Đây cũng là dự án có ý nghĩa quan trọng, chiến lược với vùng Tây Nguyên.
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Theo Bộ Tài chính, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước. Điều này là hợp hiến và hợp pháp.
Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Với khối lượng công việc lớn, các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024 được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến lớn trong công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội…
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động