Thứ ba 15/04/2025 23:50

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tổng Bí thư Tô Lâm căn dặn, công tác tuyên truyền phải được chú trọng bằng nhiều hình thức cụ thể, sinh động, thiết thực để đông đảo quần chúng nhân dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của Tết trồng cây.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Sáng 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Tham dự Lễ phát động có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng ban Nội Chính Trung ương Phan Đình Trạc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Ninh Bình.

Phát biểu tại Lễ phát động, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, cách đây hơn 65 năm, ngày 28/11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Tết trồng cây" đăng trên báo Nhân dân với bút danh Trần Lực, kêu gọi mọi người, mọi nhà, mọi đoàn thể, địa phương cùng tích cực thi đua trồng, chăm sóc cây xanh, phân tích ý nghĩa to lớn và lợi ích thiết thực của việc trồng cây, gây rừng.

Người chỉ rõ: "Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều," "đó cũng là cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người từ các cụ phụ lão đến các cháu nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia" và Người đề nghị tổ chức một ngày "Tết trồng cây" trong cả nước.

Lời kêu gọi của Người nhanh chóng trở thành phong trào quần chúng sâu rộng, được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực bằng tinh thần tự giác, hành động cụ thể.

Tết Nguyên đán Canh Tý - 1960 là năm đầu tiên hưởng ứng lời kêu gọi "Tết trồng cây" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các phong trào: "Tết trồng cây," "Tết trồng cây vì miền Nam ruột thịt," "Tết trồng cây đánh thắng giặc Mỹ xâm lược," rồi đến ngày nay có "Tết trồng cây làm theo lời Bác," "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" là những dấu ấn đậm nét về quyết tâm học và làm theo lời Bác của Đảng ta và nhân dân ta.

Từ đó tới nay, mỗi độ Xuân về, "Tết trồng cây" đã thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đây không chỉ là một hoạt động mang ý nghĩa truyền thống sâu sắc, mà còn là hành động cụ thể, thiết thực để thực hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế và triển khai chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, hướng tới một hành tinh xanh, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Tổng Bí thư ghi nhận, đánh giá cao những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Ninh Bình đã đạt được trong những năm qua, nhất là trong việc bảo tồn di sản cố đô Hoa Lư, gìn giữ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, lựa chọn mô hình phát triển xanh, hài hòa, bền vững.

Tổng Bí thư nêu rõ, quy hoạch phát triển tỉnh Ninh Bình 2021-2030 xác định mục tiêu, tầm nhìn đến năm 2030 về cơ bản đạt tiêu chí, năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; lấy du lịch, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí làm cụm ngành mũi nhọn; lấy công nghiệp cơ khí ô tô làm động lực; lấy ứng dụng thành tựu khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số làm đột phá; lấy nông nghiệp sinh thái đa giá trị làm trụ đỡ... Đây là định hướng đúng đắn, cho phép khai thác, phát huy tốt những tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của một địa phương sở hữu tài nguyên di sản đồ sộ, giá trị văn hóa độc đáo, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp...

Tổng Bí thư đề nghị tỉnh phải phấn đấu trở thành một hình mẫu tiêu biểu cho tăng trưởng xanh, hài hòa, bền vững, dựa vào kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, gắn kết với đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Các cấp, các ngành, mọi nhà, mọi người cần ý thức rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái; phải hình thành những phong trào sâu rộng với sự chung tay của cả cộng đồng. Mỗi hành động cụ thể như trồng cây xanh, tiết kiệm nước, bảo vệ rừng, lựa chọn mô hình kinh doanh dựa trên chuyển đổi xanh... đều góp phần xây dựng một Việt Nam xanh.

Tổng Bí thư căn dặn, công tác tuyên truyền phải được chú trọng bằng nhiều hình thức cụ thể, sinh động, thiết thực để đông đảo quần chúng nhân dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của Tết trồng cây; về vai trò, tác dụng to lớn, lợi ích toàn diện, lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây, trồng rừng; hăng hái tham gia phong trào trồng cây xanh, nâng cao ý thức và có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; thực hiện phát động Lễ trồng cây phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ quan, đơn vị, bảo đảm thiết thực hiệu quả, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức.

Các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp, đẩy mạnh công tác giám sát, chỉ đạo các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây. Các cơ quan chức năng cần xây dựng và triển khai chính sách khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào các dự án bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với những biện pháp hồi sinh cảnh quan môi trường ở những nơi đã bị xâm hại trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Cùng với đó là hoàn thiện chiến lược chuyển đổi xanh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, với truyền thống lịch sử lâu đời, với sự quyết tâm, đoàn kết của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả thiết thực, bảo vệ tốt môi trường sinh thái để thực hiện thành công chiến lược phát triển nhanh và bền vững khi bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Sáng cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác đã dự Lễ khánh thành tuyến đường Lê Duẩn và cầu sông Vân, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Đây là tuyến trục chính quan trọng kết nối phía Đông và phía Tây của thành phố Hoa Lư, kết nối khu vực Cố đô Hoa Lư với di sản Quần thể danh thắng Tràng An và cửa ngõ phía Đông, đảm bảo kết nối đồng bộ, liên thông giao thông thành phố Hoa Lư với tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam, mở ra không gian thúc đẩy phát triển đô thị phía Nam thành phố Hoa Lư, cũng như phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình.

Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương thực hiện nghi thức khánh thành tuyến đường Lê Duẩn và cầu sông Vân, thành phố Hoa Lư, Ninh Bình. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương thực hiện nghi thức khánh thành tuyến đường Lê Duẩn và cầu sông Vân, thành phố Hoa Lư, Ninh Bình. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Tuyến đường Lê Duẩn có chiều dài gần 3km, quy mô 6 làn xe, được khởi công vào tháng 6/2022. Cầu sông Vân có chiều dài 65m, phần xe chạy có 6 làn đồng bộ với đường Lê Duẩn, được khởi công vào tháng 3/2023. Tổng giá trị khối lượng xây lắp 2 công trình là 386 tỷ đồng. Đến nay, các công trình đã hoàn thành, đủ điều kiện khánh thành, đưa vào sử dụng. Đây vừa là các công trình giao thông quan trọng, đồng thời là công trình điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan đô thị.

Cầu sông Vân có thiết kế tạo hình gồm 2 vòm: Vòm Bông Lau với ý tưởng Bông Lau trắng, vươn cao đón ánh sáng mặt trời, tỏa nắng lên những dãy núi đá vôi hùng vĩ là nét đặc trưng của vùng đất Hoa Lư, vùng lõi di sản Tràng An và gắn liền với hình tượng Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận. Vòm Mã Yên gắn liền hình ảnh núi Mã Yên hùng vĩ với nét lượn cong tự nhiên, nơi được vua Đinh Tiên Hoàng khi lên ngôi chọn để xây dựng Kinh đô Hoa Lư xưa.

Đây là những công trình giao thông trọng điểm, được tỉnh Ninh Bình lựa chọn để gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII
Tổng Bí thư: Đồng bộ các giải pháp, khơi thông để phát triển nhanh và bền vững
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Thủ đô
Theo TTXVN
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14-15/4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14-15/4, sáng 14/4, trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Về việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí...
Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024 sẽ tạo điều kiện để Hà Nội triển khai quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, hài hòa không gian xanh sinh thái, xứng tầm là biểu tượng mới trong phát triển Thủ đô.
Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"
Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai

Cùng chung chí hướng, chung tay tiến lên phía trước - Kế thừa quá khứ, viết tiếp trang mới tương lai

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 14 đến 15/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã gửi bài đăng trên Báo Nhân Dân. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung bài viết.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.
Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Ngày 3/4, người dân đến làm thủ tục hành chính (TTHC) tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội (trụ sở chính tại quận Đống Đa) được hỗ trợ số hóa giấy tờ trực tuyến, tiếp nhận xử lý đầy đủ thủ tục hành chính của 3 cấp đã mang đến sự thuận tiện, hài lòng cho người dân.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động