Thứ bảy 24/05/2025 04:26

Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân đưa bao nhiêu tiền cho dàn lãnh đạo Công ty điện lực Bình Thuận?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Liên quan đến sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Tuấn Ân, Công ty điện lực Bình Thuận và một số đơn vị liên quan, Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 26 bị can với nhiều tội danh.
Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân đưa bao nhiêu tiền cho dàn lãnh đạo Công ty điện lực Bình Thuận?
Bị can Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, thời điểm bị bắt tạm giam. Ảnh Bộ Công an

Theo đó, bị can Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tuấn Ân, bị truy tố tội “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”; cựu Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận: Trần Ngọc Linh và Nguyễn Thành Ngôn bị truy tố tội “Nhận hối lộ”.

Theo cáo trạng, từ năm 2017 - 2023, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân đã chỉ đạo hối lộ hơn 9 tỷ đồng cho các lãnh đạo Công ty điện lực Bình Thuận, qua đó có được 25 gói thầu mua sắm thiết bị, gây thiệt hại ngân sách gần 50 tỷ đồng. Trước khi phát hành hồ sơ mời thầu khoảng 1 tháng, nhân viên Công ty CP Thiết bị điện Tuấn Ân sẽ liên hệ với các nhân viên thuộc Công ty điện lực Bình Thuận về nhu cầu mua sắm sắp tới.

Hai bên trao đổi thông tin danh mục hàng hóa và hồ sơ đặc tính kỹ thuật (thông số kỹ thuật, kích thước, chỉ tiêu về dòng điện, điện trở và các yêu cầu chỉ tiêu thử nghiệm tất cả các mặt hàng).

Mục đích nhằm giúp Công ty CP Thiết bị điện Tuấn Ân nắm bắt trước các mặt hàng sẽ mua sắm, xác định mặt hàng nào đã có, mặt hàng nào cần sản xuất, thậm chí còn đưa thêm một số thông số kỹ thuật gắn với sản phẩm của DN này… Từ đó, Công ty CP Thiết bị điện Tuấn Ân sẽ có lợi thế đặc biệt lớn, đảm bảo cho khả năng trúng thầu.

Sau khi tiếp nhận danh mục, đặc tính kỹ thuật, nhân viên Công ty CP Thiết bị điện Tuấn Ân sẽ lập phiếu duyệt giá ban đầu. Giá này được thiết lập dựa trên nguyên tắc: giá vốn sản xuất tại Công ty Tuấn Ân Long An cộng thêm 10% lợi nhuận, sau đó bán cho đại lý của Tập đoàn Tuấn Ân với mức chênh lệch 20 - 40%, đại lý sẽ bán cho PC Bình Thuận với mức giá cộng thêm các chi phí khác (thuế, chi phí quản lý, chi phí thử nghiệm, chi tiền ngoài hợp đồng…) và tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu 6,5% sau thuế. Mức giá trên tiếp tục được nâng thêm 5 - 8% rồi mới lập báo giá dự toán, gửi cho Công ty điện lực Bình Thuận. Lý do cộng thêm khoản này là để khi phê duyệt dự toán thì Công ty điện lực Bình Thuận sẽ hạ xuống mà vẫn không ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà thầu.

Ngoài báo giá của Công ty CP Thiết bị điện Tuấn Ân, các bị can còn lập, sử dụng đồng thời báo giá khống của nhiều công ty khác, theo nguyên tắc cao hơn báo giá của Công ty CP Thiết bị điện Tuấn Ân khoảng 5%.

VKSND tối cao xác định, các bị can tại Công ty điện lực Bình Thuận đã lựa chọn một số hàng hóa có các đặc tính kỹ thuật điển hình đưa vào hồ sơ mời thầu (cài thầu), tạo lợi thế cho Công ty CP Thiết bị điện Tuấn Ân (vốn là đơn vị sản xuất), làm hạn chế khả năng dự thầu, cạnh tranh của DN khác.

Ví dụ như việc, nhóm hàng mua sắm các sản phẩm có vật liệu cách điện polymer tại 10 gói thầu, yêu cầu phải có chỉ tiêu thử nghiệm được thực hiện bởi cơ quan thử nghiệm tại nước ngoài. Rất ít nhà thầu đáp ứng được điều này.

Đối với nhóm hàng mua sắm phụ kiện đấu nối tại 4 gói thầu, yêu cầu phải có chỉ tiêu thử nghiệm "chu kỳ nhiệt", trong khi chi phí lên đến 5,5 triệu đồng/mẫu thử, cao hơn rất nhiều so với giá trị mặt hàng (từ 10.000 - 100.000 đồng/mặt hàng), do đó rất ít nhà thầu tham gia. Nhóm mặt hàng hộp công tơ, hộp phân phối tại 5 gói thầu là các mặt hàng được Công ty CP Thiết bị điện Tuấn Ân sản xuất, phân phối, có ưu thế hơn so với các nhà thầu khác, do đó sẽ bổ sung tiêu chí đánh giá hàng mẫu.

Một thủ đoạn khác được các bị can sử dụng là gom nhiều mặt hàng gắn đặc tính kỹ thuật điển hình của hàng hóa do Công ty Thiết bị điện Tuấn Ân sản xuất vào một gói thầu, hoặc đưa ra các yêu cầu mà chỉ duy nhất Công ty CP Thiết bị điện Tuấn Ân mới có sản phẩm…

Sau khi sử dụng các chiêu trò trên, nhóm bị can tiếp tục thông thầu bằng cách sử dụng "quân xanh", khiến cho quá trình tổ chức đấu thầu không bảo đảm công bằng, minh bạch. Hệ quả là, các công ty của bị can Huỳnh Tuấn Ân trúng 25 gói thầu.Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân sau đó đã chỉ đạo đưa hối lộ số tiền hơn 9 tỷ đồng cho các bị can tại Công ty điện lực Bình Thuận.

Quá trình giải quyết vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiến hành thực nghiệm điều tra tại nhà máy sản xuất của Công ty Tuấn Ân Long An thuộc Khu Công nghiệp Hải Sơn (Đức Hòa, tỉnh Long An), để xác định khả năng sản xuất, cấu thành giá vốn của 391 mặt hàng do Công ty Tuấn Ân Long An sản xuất (thuộc 25 gói thầu cung cấp cho Công ty điện lực Bình Thuận).

Kết quả cho thấy giá vốn các mặt hàng do nhà máy sản xuất là hơn 47 tỷ đồng, trong khi số tiền quyết toán của 25 gói thầu lên tới hơn 97 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa, ngân sách bị thiệt hại gần 50 tỷ đồng.

Kiên quyết xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm chất lượng công trình Kiên quyết xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm chất lượng công trình

Ngày 11/5/2025, Bộ Xây dựng ban hành Công điện 15/CĐ-BXD tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, ATGT, ATLĐ và VSMT trong quá trình ...

Bắt giữ Phùng Thị Hằng chuyên vờ mua điện thoại để chiếm đoạt Bắt giữ Phùng Thị Hằng chuyên vờ mua điện thoại để chiếm đoạt

Phùng Thị Hằng tạo tài khoản Facebook “Linh My” tìm những người rao bán điện thoại thông minh đắt tiền trên mạng. Từ tài khoản, ...

Vũ Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động