Chú trọng phát triển kinh tế nhưng không coi nhẹ việc bảo vệ môi trường
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênÔng Phạm Văn Ổn cho rằng, trong Dự thảo có đề cập đến vấn đề Việt Nam phải phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Theo ông Ổn, muốn như vậy, cần phải chú ý phát triển kinh tế luôn luôn đi đôi với bảo vệ môi trường.
Bởi, tình hình thực tế hiện nay, vấn đề môi trường ở Việt Nam phải nói đã đến mức báo động ở tất cả các lĩnh vực đất, sông, biển, ở các thành phố lớn...Do đó, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai nhiệm vụ song hành từ nay về sau không thể tách rời.
Không coi nhẹ việc bảo vệ môi trường, nhà nước cần có những chính sách cụ thể, thiết thực và hiệu quả, mang tính khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế ở nước ta trong từng giai đoạn.
Ông Phạm Văn Ổn, tổ trưởng tổ dân phố 28, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. (Ảnh:Khánh Phong) |
Cũng theo ông Ổn, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Ban, ngành, dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, quyết liệt của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ đô Hà Nội đã phát huy được sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội cả về chiều rộng và chiều sâu.
Hàng loạt các công trình giao thông do Trung ương và Hà Nội đầu tư đã được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng trên địa bàn Thủ đô, tạo điều kiện để Hà Nội chủ động đầu tư kết nối các tuyến đường. Có thể thấy nhiều con đường, nút giao thông đã được xây dựng rất rộng, đẹp đi vào sử dụng. Những trục giao thông này đã, đang và sẽ cải thiện hạ tầng giao thông, diện mạo đô thị, tạo thêm lực phát triển cho Thủ đô.
Tuy nhiên, quá tải hạ tầng giao thông tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng cần quan tâm khi tình trạng này diễn ra ngày càng nặng thêm do chưa gắn kết được quy hoạch hạ tầng giao thông với các quy hoạch đô thị khác như quy hoạch xây dựng, quy hoạch nhà ở, quy hoạch môi trường đô thị.
Ngoài ra, khả năng kết nối giao thông liên vùng còn nhiều khó khăn, vận tải khách công cộng chưa phát triển...
Để tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội thì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phải đi trước một bước. Trong đó huy động nguồn lực đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng.
Nguồn lực phải được sử dụng hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có thứ tự ưu tiên, gắn với phát huy các tiềm lực về đất đai, con người, văn hóa và điều kiện tự nhiên… của những khu vực đã được đầu tư, tạo nên giá trị, nguồn lực mới để tái đầu tư các công trình giao thông khác.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại