Thứ năm 23/01/2025 13:53

Chứng minh nhân dân có thể không còn được sử dụng từ 1/1/2025

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất chứng minh nhân dân (CMND) còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.
Chứng minh nhân dân có thể không còn được sử dụng từ 1/1/2025
CMND có thể không còn được sử dụng từ 1/1/2025.

Bộ Công an đang dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) với mục đích cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu (như lĩnh vực cư trú, hộ tịch, bảo hiểm xã hội, giáo dục, y tế, đất đai, lao động...) để phục vụ người dân, doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng xác thực, chia sẻ bằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) gồm 07 chương, 45 Điều, cụ thể như sau: Chương I Quy định chung; Chương II Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; Chương III Thẻ căn cước công dân; Chương IV Tài khoản định danh điện tử; Chương V Bảo đảm điều kiện hoạt động quản lý căn cước công dân, cơ sở dữu liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước; Chương VI Trách nhiệm quản lý căn cước công dân, cơ sở dữu liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước; Chương VII Điều khoản thi hành.

Theo dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất CMND còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết 31/12/2024.

Khi CMND hết hiệu lực thì các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Cơ quan quản lý Nhà nước không được quy định các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin liên quan đến CMND, thẻ căn cước công dân trong các giấy tờ nêu trên.

Về thời hạn sử dụng CMND, Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13) hướng dẫn Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định, CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Còn theo khoản 2 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014, CMND đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, Luật Căn cước công dân 2014 cho phép sử dụng chứng minh nhân dân đã cấp đến khi hết thời hạn quy định (15 năm). Song dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) đã đề xuất CMND chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024.

Về thời hạn sử dụng căn cước công dân (CCCD), Luật Căn cước công dân 2014 nêu rõ, thời hạn sử dụng căn cước công dân sẽ được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc: Thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Khởi tố 2 đối tượng tổ chức cho người nhập cảnh trái phép Khởi tố 2 đối tượng tổ chức cho người nhập cảnh trái phép
Hàng nghìn CMND bị rao bán công khai trên mạng: Cần làm rõ những thông tin đó bị lộ từ đâu Hàng nghìn CMND bị rao bán công khai trên mạng: Cần làm rõ những thông tin đó bị lộ từ đâu
Từ vụ hàng nghìn CMND bị rao bán trên mạng: Người dân cần làm gì để tự bảo vệ mình!? Từ vụ hàng nghìn CMND bị rao bán trên mạng: Người dân cần làm gì để tự bảo vệ mình!?
Trung Kiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động