Thứ năm 23/01/2025 13:59

“Chúng tôi có những lợi thế khi tham gia công tác hòa giải cơ sở”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đó là khẳng định của hầu hết các nữ hòa giải viên cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội khi chia sẻ với phóng viên PL&XH về những thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ của một hòa giải viên tham gia hòa giải những mâu thuẫn liên quan đến hôn nhân gia đình.
Bà Nguyễn Thị Bầu.(ảnh: Văn Biên)
Bà Nguyễn Thị Bầu. Ảnh: Văn Biên

Hiện, TP Hà Nội có hơn 5.400 tổ hòa giải, hơn 35.053 hòa giải viên. Công tác hòa giải ở cơ sở của Hà Nội ngày càng góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, ngăn ngừa và phòng chống tội phạm, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Sự nhẹ nhàng, tinh tế vốn có của phụ nữ… là những lợi thế giúp những nữ hòa giải viên thường xuyên xử lý các vụ việc đạt hiệu quả.

Nữ hòa giải cơ sở giỏi nhẫn nại và bao dung

Gần 18 năm gắn với “nghề” hòa giải, với tấm lòng nhiệt huyết, đam mê, chẳng quản nắng mưa, bà Nguyễn Thị Bầu, Tổ trưởng tổ hòa giải tổ dân phố 15 phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy như con thoi chăm chỉ ngày ngày se mối dây tình cảm gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Bà Bầu cho biết, phụ nữ làm công tác hòa giải cơ sở rất giỏi nhẫn nại và bao dung: “Người làm công tác hòa giải phải nhẫn nại đi thuyết phục nhiều lần, giao tiếp thường xuyên với các bên mới xử lý vụ việc đạt hiệu quả. Làm công tác hòa giải cơ sở thì hầu hết các hòa giải viên đều có tính kiên trì, nhưng hòa giải viên nữ tính kiên nhẫn rất bền bỉ”.

Lợi thế gần gũi, hiểu tâm lý của phụ nữ

Tham gia công tác hòa giải cơ sở được 21 năm, bà Cao Thị Thanh Vân, 59 tuổi, Tổ trưởng tổ hòa giải của tổ dân phố Thành Công, phường Dương Nội, quận Hà Đông, với tinh thần trách nhiệm cao và lòng nhiệt tình tham gia, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Nhân dân, cán bộ đảng viên của tổ đã tín nhiệm giao, góp phần vào việc ổn định chính trị, tư tưởng, trật tự trị an ở khu dân cư, tổ dân phố và cũng góp phần vào thành tích chung của chi bộ tổ dân phố.

Bà Cao Thị Thanh Vân.(ảnh: Văn Biên)
Bà Cao Thị Thanh Vân. Ảnh: Văn Biên

Theo bà Vân, nhờ lợi thế gần gũi, hiểu tâm lý của phụ nữ nên những phụ nữ làm công tác tư vấn, hòa giải ở cơ sở luôn có mặt lúc cần thiết, nỗ lực giải quyết mọi mâu thuẫn vợ chồng theo hướng “chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì”, giúp gia đình yên ấm, xóm làng yên vui.

Sự tinh tế vốn có của người phụ nữ

Tham gia công tác hòa giải cơ sở hơn 10 năm, hiện với chức vụ Phó Chủ tịch MTTQ; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, dù ở vị trí nào bà Vũ Thị Tiến (58 tuổi), Tổ trưởng tổ hòa giải số 2 (thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) cũng mang hết trách nhiệm và lòng nhiệt tình tham gia, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần vào việc ổn định chính trị, tư tưởng, trật tự trị an ở thôn, xóm và cũng góp phần vào thành tích chung của Chi bộ thôn Huỳnh Cung.

Bà Vũ Thị Tiến.(ảnh: Văn Biên)
Bà Vũ Thị Tiến. Ảnh: Văn Biên

Bà Vũ Thị Tiến chia sẻ, việc hòa giải thành công không chỉ cần sự khéo léo, gần gũi mà còn cần đến sự tinh tế vốn có của người phụ nữ để có hướng giải quyết những vụ việc liên quan đến rạn nứt hôn nhân. Đôi khi với sự tinh tế của mình, hòa giải viên nữ sẽ nắm bắt được mong muốn của người vợ trong vụ việc. Nếu sớm “đọc được suy nghĩ” của đôi bên và tư vấn khi mâu thuẫn chỉ mới “nhen nhóm”, nhiều khả năng, mâu thuẫn, tranh chấp sẽ sớm được giải quyết.

Sự tế nhị và hài hoà sẽ khiến các bên như được xoa dịu

Bà Đặng Thị Mai Hòa, Tổ trưởng tổ hòa giải của tổ dân phố 1B, phường Vĩnh Phúc từ năm 1993 đến nay, là người đã hòa giải thành công nhiều vụ việc, gắn kết được tình cảm giữa các hộ dân bằng sự giản dị và khéo léo.

Bà Đặng Thị Mai Hòa.(ảnh: Văn Biên)
Bà Đặng Thị Mai Hòa. Ảnh: Văn Biên

Bà Hòa cho rằng, phụ nữ thường rất tế nhị, giản dị, khéo léo và xử lý mọi việc hài hòa nên khi hòa giải mâu thuẫn thường có rất nhiều lợi thế.”Làm công tác hoà giải phải tế nhị hài hoà, hợp tình hợp lý như vậy sẽ khiến các bên như được xoa dịu”, bà Hòa cho biết.

Lòng nhân ái bao dung của phụ nữ

Với vai trò là thành viên tổ hòa giải Tổ dân phố 8, phường Bưởi, quận Tây Hồ, TP Hà Nội, bà Bùi Thị Bích Phượng (71 tuổi) đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết những vụ việc xích mích vợ chồng.

Bà Bùi Thị Bích Phượng.(ảnh: Văn Biên)
Bà Bùi Thị Bích Phượng. Ảnh: Văn Biên

Theo bà Bùi Thị Bích Phượng, mỗi vụ việc hoà giải thành là sự khẳng định phương pháp hoà giải đúng, sự vận dụng đầy đủ linh hoạt của pháp luật vào cuộc sống cũng như thái độ nhẹ nhàng, ôn hoà đúng mực. Đặc biệt, lòng nhân ái bao dung là của phụ nữ là một trong những lợi thế giúp cho những nữ hòa giải cơ sở xử lý những vụ việc đạt kết quả rất cao.

Trao đổi về công tác hòa giải cơ sở giữa Sở Tư pháp TP Hà Nội và Bộ Tư pháp Lào Trao đổi về công tác hòa giải cơ sở giữa Sở Tư pháp TP Hà Nội và Bộ Tư pháp Lào
Quận Ba Đình: Công tác hòa giải cơ sở đóng góp quan trọng vào sự phát triển của quận Quận Ba Đình: Công tác hòa giải cơ sở đóng góp quan trọng vào sự phát triển của quận
Hà Nội: Chất lượng công tác hoà giải cơ sở ngày được nâng cao Hà Nội: Chất lượng công tác hoà giải cơ sở ngày được nâng cao
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác hoà giải cơ sở Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác hoà giải cơ sở
Cán bộ hòa giải tạo uy tín trong cộng đồng dân cư Cán bộ hòa giải tạo uy tín trong cộng đồng dân cư
Văn Biên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động