Chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác có vi phạm?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên(Nguyễn Duy Phúc, trú tại Hà Đông, Hà Nội)
![]() |
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Tại Điều 57 Bộ luật lao động quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động như sau:
“1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.
2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.
4. Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác.
5. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.
6. Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.
7. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.”
Nếu bạn thực hiện chuyển 10 lao động đã thuê lại của Doanh nghiệp cho thuê lại lao động cho một hộ gia đình khác sử dụng thì bạn sẽ vi phạm quy định về nghĩa vụ của bên thuê lại lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 57 Bộ luật lao động “Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác”. Hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:
“Điều 12. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
...
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác;
c) Sử dụng giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động hết hiệu lực để thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động”
Như vậy theo quy định trên, nếu bạn chuyển 10 lao động đã thuê lại của Doanh nghiệp cho thuê lại lao động cho một hộ gia đình khác sử dụng sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Áp dụng khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định mức tiền phạt quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 28/2020/NĐ-CP là mức phạt đối với cá nhân; và áp dụng Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, xác định mức tiền phạt áp dụng với hộ kinh doanh của bạn là 62.500.000 đồng (mức trung bình khung tiền phạt).

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại