Thứ năm 23/01/2025 21:43

Cơ hội, khó khăn và thách thức của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tại Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022 - 2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính” được tổ chức sáng ngày 12/5/2022 với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra những dự báo về kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen.
Cơ hội, khó khăn và thách thức của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023
Toàn cảnh DIễn đàn Dự báo kinh tế Việt Nam 2022 - 2023

Dấu hiệu phục hồi, khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam

Sáng 12/5/2022, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức Diễn đàn “Dự báo kinh tế Việt Nam 2022 - 2023: Kịch bản tăng trưởng và triển vọng một số ngành kinh tế chính” với sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, hiệp hội, doanh nghiệp.

Diễn đàn nhằm kết nối các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, doanh nghiệp cùng chia sẻ góc nhìn, bình luận, dự báo kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023 và triển vọng tăng trưởng của các ngành kinh tế chính. Đây cũng là vấn đề rất được quan tâm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 chưa có hồi kết và cuộc xung đột Nga - Ukraine ngày một căng thẳng, tạo nên những thay đổi lớn về cơ hội và thách thức phát triển kinh tế của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) của Việt Nam. Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, tuy nhiên khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn.

Đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Cơ hội, khó khăn và thách thức của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Duy Linh)

Cụ thể, tại Nghị quyết số 01, Chính phủ đặt ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6 - 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.900 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 25,5 - 25,8%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 27,5%.

Tại Nghị quyết số 11, Chính phủ đặt mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 - 2025 với tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, 4 tháng đầu năm 2022, dù tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, nhưng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực. Tăng trưởng GDP quý I/2022 ước đạt 5,03% so với cùng kỳ; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1%; các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được đảm bảo, thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khả quan.

Cũng trong quý I/2022, Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng lên 73 điểm phần trăm, hơn 12 điểm phần trăm so với quý IV/2021, cũng là mức cao nhất kể từ sau đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm là 49.591, cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước cho đến nay. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5,92 tỷ USD, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Các tổ chức quốc tế cũng đưa ra một số dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi ở mức 6,5% năm 2022 và đạt 6,7% năm 2023. Trong khi Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 5,3% năm 2022, sau đó sẽ ổn định trở lại quanh mức 6,5%. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 xuống mức 3,6%, nhưng tin rằng từ việc thực thi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, bên cạnh những dự báo lạc quan, cần nhìn nhận một thực tế là khó khăn, thách thức đang ngày cảng lớn khi đại dịch COVID-19 chưa kết thúc trong bối cảnh bức tranh kinh tế - chính trị quốc tế đang có những biến động lớn. Kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chững lại trong khi kinh tế châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga – Ukraine. Trong tình cảnh đó, công tác dự báo về triển vọng kinh tế vĩ mô cũng như kinh tế ngành cần được cập nhật dựa trên những phân tích khoa học, chuyên sâu và đa chiều.

Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023 có thể ở mức 4 - 4,5%

Dự báo về lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, lạm phát của Việt Nam năm 2022 vào khoảng 4 - 4,5%. Bên cạnh đó, với độ trễ của gói phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam, đặt trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao năm 2023 so với lạm phát mục tiêu của các nền kinh tế là đối tác quan trọng của kinh tế Việt Nam, dự báo lạm phát năm 2023 của Việt Nam khoảng 5 - 5,5%.

Cơ hội, khó khăn và thách thức của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023
TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê dự báo bức tranh lạm phát Việt Nam năm 2022 - 2023.

Cũng theo TS. Nguyễn Bích Lâm, ngay khi đại dịch được kiểm soát, các quốc gia đã thực hiện chính sách tài khoá nghịch chu kỳ với gói kích thích kinh tế và chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm phục hồi, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo năm 2019 (năm trước đại dịch). Tuy nhiên các yếu tố về nguồn cung, căng thẳng địa chính trị đưa đến rủi ro làm gia tăng lạm phát trên toàn cầu.

Về bức tranh lạm phát, các tổ chức quốc tế như IMF dự báo lạm phát Việt Nam tăng 3,9% năm 2022, sát ngưỡng mục tiêu kiểm soát 4% đặt ra. Ngân hàng Standard Chartered dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2022 vượt mục tiêu 4% Quốc hội đề ra và có thể lên đến 5,5% trong năm 2023.

Để thực hiện thành công mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đề ra, TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, Chính phủ, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cần thực hiện nhiều giải pháp. Tại Diễn đàn, TS. Nguyễn Bích Lâm đề xuất 8 giải pháp để lạm phát Việt Nam cả giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 4%.

Giải pháp thứ nhất là, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Hai là, cần đa dạng hóa nguồn cung. Đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực. Bộ Công Thương chủ trì, cùng với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm nguồn cung và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ba là, cần có dự báo, dự trữ xăng dầu, trong đó phải dự trữ bằng hàng, chứ không phải bằng tiền, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

Bốn là, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ.

Năm là, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa.

Sáu là, đối với xăng dầu, Bộ Công Thương cần kiến nghị với Chính phủ mở rộng, nâng cao năng lực kho dự trữ xăng dầu đáp ứng dài hơn nhu cầu của nền kinh tế, giảm bớt lệ thuộc và tác hại của giá xăng dầu thế giới tăng cao đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Bộ Tài chính cần rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu và các loại thuế, phí.

Bảy là, Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây nên lạm phát trong nước; chỉ đạo các Bộ liên quan thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng nhà nước quản lý như điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục.

Tám là, các cơ quan truyền thông cần thực hiện hiệu quả hoạt động truyền thông nhằm thông tin kịp thời, chính xác và rõ ràng về các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, loại bỏ thông tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý từ thông tin sai gây ra.

Cũng tại Diễn đàn, ông Francois Painchaud, Đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam nhận định, Việt Nam đã duy trì thành công sự ổn định về tài khoá, cán cân đối ngoại và ổn định tài chính. Các chính sách kinh tế vĩ mô đã giúp giảm bớt tác động của COVID-19, đặc biệt Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế của Chính phủ được thực hiện một cách thích hợp và kịp thời để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng chung.

Tuy nhiên, theo ông Francois Painchaud, sự phục hồi diễn ra không đồng đều và đang có một số rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng. Theo đó, rủi ro đối với tăng trưởng nghiêng về tăng trưởng chậm lại trong khi rủi ro về lạm phát nghiêng về gia tăng lạm phát.

Đại diện thường trú của IMF kiến nghị, chính sách tài khoá nên đi đầu trong việc hỗ trợ chính sách, đặc biệt nếu rủi ro suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực. Ông cũng kiến nghị Việt Nam cần hiện đại hoá chính sách tiền tệ và cần chấm dứt quy định cho phép cơ cấu nợ nhưng giữ nguyên nhóm nợ, đồng thời với việc tăng cường giám sát tài chính.

Tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2022
Hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội
Tập trung rà soát, hoàn thiện danh mục dự án phục hồi và phát triển KTXH
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế kỹ thuật số
Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ra mắt MV “Bay không ngần ngại”: hành trình truyền cảm hứng và khát vọng vươn xa

Ra mắt MV “Bay không ngần ngại”: hành trình truyền cảm hứng và khát vọng vươn xa

Mỗi chuyến bay là một hành trình độc đáo, chất chứa những câu chuyện riêng biệt của từng con người. Với thông điệp đó, MV “Bay không ngần ngại” chính thức ra mắt, như một lời khích lệ mỗi người hãy bay cao, bay xa mà không ngần ngại.
Techcombank công bố kết quả kinh doanh năm 2024: vượt kế hoạch năm với nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống

Techcombank công bố kết quả kinh doanh năm 2024: vượt kế hoạch năm với nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan, nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống, đạt mức kỷ lục. Lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 27,5 nghìn tỷ đồng – tăng 20,3%; tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 47,0 nghìn tỷ đồng – tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,9% với số dư CASA của Techcombank bao gồm số dư Sinh lời tự động, đạt mức cao kỷ lục gần 231 nghìn tỷ đồng. Techcombank tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành với tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tiếp tục tăng lên 15,3% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), đạt 2,4%.
“Chìa khóa” giúp doanh nhân Việt vượt qua thách thức

“Chìa khóa” giúp doanh nhân Việt vượt qua thách thức

Tại buổi đào tạo và ươm mầm doanh nhân trong chương trình Build CEO với chuyên đề “Dẫn dắt đội ngũ vượt qua thách thức” do Hội đồng Doanh nhân Việt - VCC (Vietnam CEO Council) tổ chức, sự kiện đã mang đến những chia sẻ chân thực, đầy giá trị cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, mở ra “chìa khóa” trong việc gắn kết và phát triển thương hiệu.
Giá xăng giảm nhẹ trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Giá xăng giảm nhẹ trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính vừa thông báo điều chỉnh giá xăng dầu. Tại kỳ điều hành lần này, liên Bộ không trích hay chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 23/1/2025 - XSMB 23/1/2025 - XSMB

Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 23/1/2025 - XSMB 23/1/2025 - XSMB

XSMB 23/1/2025. KQXSMB 23/1/2025. XSMB 23/1. KQXSMB 23/1. Xổ số miền Bắc hôm nay 23/1/2025. Cập nhật kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 23/1/2025.
XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 23/1/2025 - XSMT 23/1 - KQXSMT

XSMT - Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 23/1/2025 - XSMT 23/1 - KQXSMT

XSMT 23/1/2025. XSMT. KQXSMT 23/1/2025. KQXSMT. Xổ số miền Trung hôm nay 23/1/2025. Kết quả xổ số miền Trung ngày 23/1. XSMT 23/1. KQXS miền Trung. xổ số miền Trung thứ Năm. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay...
Đòn bẩy gì khiến bất động sản phát triển tại Việt Nam?

Đòn bẩy gì khiến bất động sản phát triển tại Việt Nam?

Hạ tầng của Việt Nam trong thời gian qua đã ghi nhận nhiều bước tiến quan trọng, với hàng loạt dự án giao thông quy mô lớn được triển khai, mở ra những cơ hội mới tiềm năng cho thị trường bất động sản.
Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy, sang năm 2025, dựa trên số liệu các địa phương đăng ký, dự kiến cả nước có 135 dự án, với gần 101.900 căn nhà ở xã hội.
Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Mãn nhãn với triển lãm kỳ quan ánh sáng, choáng ngợp trước dàn “sinh vật huyền bí phương Đông”, thỏa sức sắm Tết đủ đầy vạn món ngon - nghìn đặc sản, “cháy máy” với triệu góc check-in đẹp long lanh nức nở… Đó là combo sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần mà “vương quốc lễ hội” Ocean City sắp mang tới cho cư dân và du khách, từ 18/1 đến 16/3/2025.
Thị trường chứng khoán ngày 23/1: VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 23/1: VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 23/1 ghi nhận giao dịch tích cực ở hầu hết cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn. Nhờ đó, VN-Index vọt lên mức gần 1.260 điểm.
Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1 ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trái lại, cổ phiếu vừa và nhỏ, tiêu biểu là YEG lại "nổi sóng". VN-Index tiếp tục mất điểm trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Sau 3 phiên tăng liên tiếp cuối tuần trước, thị trường đã gặp chút áp lực trong phiên sáng 20/1 khiến VN-Index rung lắc nhẹ. Đà tăng nhẹ của các nhóm trụ cột bank – chứng – thép, đã giúp thị trường bảo toàn sắc xanh, xác nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp.
Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda đã chính thức thông báo khai tử mẫu xe Mazda6 tại thị trường Autralia sau 22 năm hiện diện. Quyết định này đánh dấu một bước lùi của dòng xe từng được yêu thích, khi không thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn khắt khe mới tại quốc gia này.
Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ

Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ

Luật Thủ đô 2024 quy định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, trong đó, xác định các lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm và chính sách ưu đãi.
Vespa 946 Snake 2025: tuyệt tác xe tay ga siêu sang với phong cách độc bản

Vespa 946 Snake 2025: tuyệt tác xe tay ga siêu sang với phong cách độc bản

Vespa chính thức trình làng Vespa 946 Snake – phiên bản giới hạn mới nhất thuộc dòng xe tay ga siêu sang mang tính biểu tượng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động