Thứ năm 23/01/2025 19:15

Đại biểu chất vấn về công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành kiểm toán

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chất vấn Tổng kiểm toán Nhà nước trong phiên chất vấn, đại biểu quan tâm đến công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành kiểm toán.
Đại biểu chất vấn về công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành kiểm toán
Sáng 5/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn lĩnh vực kiểm toán. Ảnh Quốc hội

Công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành kiểm toán

Sáng 5/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán.

Là người đầu tiên chất vấn, đại biểu Trịnh Minh Bình, đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long thắc mắc tại một số dự án đầu tư xây dựng đã được kiểm toán nhưng sau đó cơ quan chức năng vẫn phát hiện sai phạm trong hoạt động đấu thầu. Tổng Kiểm toán lý giải vấn đề này như nào, cũng như giải pháp.

Tương tự, đại biểu Ma Thị Thuý tỉnh đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cho rằng, báo cáo số 599 của Kiểm toán Nhà nước cho thấy số tiền kiến nghị chưa thu được nguyên nhân thuộc về đơn vị được kiểm toán chiếm tỷ lệ còn cao 59%. Kết quả này cho thấy, việc chưa thực hiện nghiêm túc kết luận của đơn vị kiểm toán. Đại biểu thắc mắc điều đó là vì sao, do không có điều kiện khắc phục, do chây ỳ hay do cơ chế?

Đại biểu Tao Văn Giót, đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu, thì phản ánh, từ các vụ án xảy ra thời gian qua cho thấy công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực đang được cả hệ thống chính trị quan tâm. Điều đại biểu quan tâm là công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực trong nội bộ ngành kiểm toán.

Trả lời chất vấn của các đại biểu, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập với chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị tình hình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Như vậy đối tượng kiểm toán là tài chính công, tài sản công. Và cũng theo quy định tại Điều 55 đơn vị được kiểm toán là những đơn vị được kiểm toán là những đơn vị trực tiếp liên quan tới tài quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công.

Trong thời gian vừa qua có một số vụ án lớn liên quan tới việc đấu thầu, cụ thể là vụ án tiêu cực của Tập đoàn Phúc Sơn và Thuận An.

2 đơn vị này là doanh nghiệp không có vốn Nhà nước nên họ không phải là đơn vị được kiểm toán Nhà nước. Họ liên quan đến việc quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công với tư cách là nhà thầu. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước là kiểm toán ở chủ đầu tư và chúng tôi thực hiện cả 3 nội dung kiểm toán Nhà nước.

Thứ nhất là xác nhận tính đúng đắn trung thực của báo cáo tài chính.

Thứ hai là đánh giá xác nhận việc tuân thủ pháp luật trong thực hiện đấu thầu, đầu tư xây dựng cơ bản và xác nhận tính hiệu quả trong đầu tư tài chính công, tài sản công.

Trong việc kiểm toán chấp hành pháp lệnh về đấu thầu, trên cơ sở của hồ sơ tài liệu của ban quản lý dự án và chủ đầu tư cung cấp thì kiểm toán tiến hành thu thập bằng chứng để bổ sung cho kết luận.

“Chúng tôi xét toàn bộ quá trình, riêng về lựa chọn nhà thầu thì gọi thầu có đúng không, hồ sơ thầu, chấm thầu, ký kết…

Trong quá trình kiểm toán chúng tôi đã chỉ ra những sai sót và có kiến nghị xử lý đặc biệt là xử lý trách nhiệm của cá nhân có liên quan” - Tổng kiểm toán Nhà nước nói.

Đại biểu chất vấn về công tác phòng chống tham nhũng trong nội bộ ngành kiểm toán
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn. Ảnh: Quốc hội

Trong quá trình kiểm toán cấm tuyệt đối việc nhũng nhiễu, tham nhũng

Liên quan đến việc thực hiện kết luận kiến nghị của kiểm toán về nhóm chậm thực hiện, vấn đề này được các cơ quan chức năng quan tâm, đặc biệt sau khi Quốc hội thực hiện giám sát tối cao đối với thực hiện các pháp luật thí điểm chống lãng phí.

Tiến độ và ý thức chấp hành trong thực hiện kết luận kiểm toán đã cao hơn. Tuy nhiên, theo thống kế vẫn còn 67.000 tỷ đồng liên quan đến kết luận kiến nghị kiểm toán, chậm được triển khai thực hiện và chia thành 4 nhóm nguyên nhân.

Nguyên nhân thuộc về đơn vị được kiểm toán, chiếm 59,46%; nguyên nhân thuộc bên thứ 3 là 24%; nhóm nguyên nhân khác chiếm 16% và nhóm nguyên nhân của Kiểm toán Nhà nước chiếm 0,4%.

Đối với đơn vị được kiểm toán chiếm tỷ lệ cao là do ý thức trách nhiệm, các đơn vị chưa nghiêm túc triển khai thực hiện. Ngoài ra cũng có nguyên nhân khách quan do đơn vị khó khăn về tài chính, phụ thuộc vào hướng dẫn của cấp trên. Thậm chí, có đơn vị được kiến nghị đã giải thể phá sản nhưng vẫn phải theo dõi.

Các giải pháp đẩy mạnh kiến nghị của kiểm toán trong Nghị quyết 74 của Quốc hội đã nêu rõ do 6 nhóm nguyên nhân bao gồm, ý thức trách nhiệm, trình độ năng lực, đùn đẩy trách nhiệm, vai trò người đứng đầu, và công tác phối hợp.

Vai trò của kiểm toán, Tổng Kiểm toán sẽ tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để kết luận kiến nghị kiểm toán nhanh hơn, tốt hơn.

Về việc thực hiện phòng chống tham nhũng trong ngành kiểm toán, theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn, đây là điều mà lãnh đạo kiểm toán, ban lãnh đạo kiểm toán hết sức quan tâm.

Theo quy định của kiểm toán, hành vi không được làm trong quá trình kiểm toán, trong đó cấm tuyệt đối việc nhũng nhiễu, tham nhũng.

Để thực hiện tốt việc này, kiểm toán đã thực hiện nhiều nhiệm vụ. Thứ nhất là giáo dục tư tưởng, kịp thời quán triệt các chỉ đạo, văn bản mới của Nhà nước về phòng chống tham nhũng tiêu cực.

Thứ hai là thể chế. Tổng kiểm toán Ngô Văn Tuấn cho biết, đã kịp thời rà soát và thể chế hóa các văn bản chỉ đạo của Đảng và pháp luật mới. Riêng năm 2022, đã rà soát, sửa đổi tới 75 văn bản, toàn bộ quy trình kiểm toán, để thiết chặt quy trình kiểm toán.

Thứ ba là tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Xác định đề cao vai trò của người đứng đầu, tổ trưởng tổ kiểm toán, tổ trưởng đoàn kiểm toán.

Thứ tư là đẩy mạnh việc kiểm tra giám sát phát huy vai trò của cơ qua Thanh tra Kiểm toán Nhà nước để phòng chống tiêu cực. Đồng thời, kiểm soát chất lượng phục vụ kiểm soát.

Thứ năm là xử lý nghiêm những hành vi có hiện tượng tiêu cực.

Những phiên livestream bán hàng thu hàng trăm tỷ: bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng như thế nào Những phiên livestream bán hàng thu hàng trăm tỷ: bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng như thế nào
Giải pháp xử lý trách nhiệm người đứng đầu về hàng gian, hàng giả, hàng nhái Giải pháp xử lý trách nhiệm người đứng đầu về hàng gian, hàng giả, hàng nhái
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động