Thứ bảy 10/05/2025 01:43

Đại biểu Quốc hội: cân nhắc việc đưa điều hòa nhiệt độ công suất thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV về những nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội cho rằng, việc áp dụng mức thuế cho các mặt hàng điều hòa nhiệt độ có công suất từ 18.000 BTU vẫn chưa phù hợp, cần nâng lên mức 24.000 BTU.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn

Không thu thuế với điều hòa có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU

Theo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày, về đối tượng chịu thuế là điều hòa nhiệt độ, hiện nay nhu cầu sử dụng điều hòa đã trở nên phổ biến để đáp ứng nhu cầu của người dân.

Do đó, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chỉnh lý Dự thảo Luật theo hướng quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (không thu thuế với máy điều hòa có công suất nhỏ hơn 18.000 BTU và trên 90.000 BTU).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội cũng cho biết, Dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 đã nâng thuế suất đối với loại xe ô tô pick-up bằng 60% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có dung tích tương ứng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, quy định này có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư của Việt Nam.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề xuất của Chính phủ, chỉnh lý Dự thảo Luật theo hướng quy định tăng thuế suất 3%/năm và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 đối với xe pick-up (giảm mức tăng thuế suất và giãn lộ trình áp dụng tăng thuế so với dự thảo Luật đã trình Quốc hội).

Tiết kiệm năng lượng, giảm tác hại môi trường

Thảo luận về nội dung này, đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) kiến nghị nâng công suất điều hòa nhiệt độ lên trên 24.000 BTU mới thuộc diện chịu thuế TTĐB.

Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu phân tích, thực tế nhiều khu chung cư, đô thị hiện nay người dân thường sử dụng một máy điều hòa nhiệt độ cho cả 3 phòng với công suất trên 18.000 BTU. “Điều này vừa tiết kiệm chi phí cho người dân, vì vậy cơ quan soạn thảo có thể sửa điều hoà nhiệt độ có công suất trên 24.000 BTU đến 90.000 BTU thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB” - đại biểu kiến nghị.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình) cho rằng, điều hòa có công suất dưới 18.000 BTU chủ yếu dành cho các hộ gia đình. Trên thực tế, các phòng học, bệnh viện… đông người sử dụng điều hòa có công suất trên 18.000 BTU lại rất phổ biến. “Đây là những đối tượng đặc biệt cần ưu tiên sử dụng. Vì vậy, tôi đề nghị xem xét cân nhắc việc đưa điều hòa nhiệt độ công suất từ 18.000 BTU trở lên thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt” - đại biểu Nguyễn Minh Tâm kiến nghị.

Cùng đề xuất nên nâng mức không thu thuế tiêu thụ đặc biệt với máy điều hòa có công suất 24.000 BTU sẽ hợp lý hơn, đại biểu Quốc hội Phan Thị Mỹ Dung (đoàn Long An) cho rằng, tại các đô thị, đặc biệt tại các chung cư, việc lắp đặt điều hòa 24.000 BTU cho toàn bộ không gian các phòng tại căn hộ sẽ vừa tiết kiệm điện, vừa tiết kiệm chi phí của người dân. Đại biểu cũng đề nghị, có chính sách miễn hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa tiết kiệm năng lượng hoặc có chứng nhận nhãn năng lượng, máy điều hòa inverter, để khuyến khích sử dụng các loại điều hòa tiết kiệm điện năng, giảm tác động tới môi trường.

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận), việc quy định điều hòa nhiệt độ có công suất trên 18.000 BTU là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng, tạo sự đồng bộ với chính sách năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển sản phẩm thân thiện môi trường…

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) phát biểu. Ảnh: Quochoi.vn

Tuy nhiên, đại biểu lưu ý, quy định này cũng sẽ tác động tới một số hoạt động, ngành nghề nhất định như: bệnh viện, các trường học, công sở của Nhà nước đều sử dụng điều hòa công suất lớn. Do vậy, đề nghị nên cân nhắc xem xét miễn hoặc giảm thuế đối với điều hòa nhiệt độ công suất lớn cho các trường học, cơ sở y tế.

Đề xuất bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt cho điều hòa dân dụng, đại biểu Quốc hội Mai Văn Hải (đoàn tỉnh Thanh Hóa) cho rằng, trong thực tế hiện nay, điều hòa nhiệt độ trở nên hết sức phổ biến, thông dụng, không phải là mặt hàng xa xỉ, khác với bản chất của chính sách tiêu thụ đặc biệt là để điều chỉnh, định hướng lại việc sản xuất và hành vi của người tiêu dùng.

“Nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, khó có khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu, làm tăng chi phí cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng điều hòa công suất lớn. Trong khi sử dụng điều hòa công suất lớn có hiệu quả hơn đối với việc sử dụng nhiều điều hòa công suất nhỏ kể cả về mặt kinh tế, thẩm mỹ” - đại biểu nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, một số đại biểu Quốc hội nhất trí cho rằng, máy điều hòa nhiệt độ ngày nay không còn là hàng xa xỉ, mà đã trở thành nhu cầu phổ biến, thiết yếu cho đời sống người dân ở cả đô thị và nông thôn, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao. Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa vốn nhằm mục tiêu hạn chế tiêu dùng, song thực tế không làm giảm nhu cầu. Dù thuế cao, người dân vẫn phải sử dụng để đảm bảo sinh hoạt và sức khỏe.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu báo cáo, giải trình về Dự thảo Luật. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu báo cáo, giải trình về Dự thảo Luật. Ảnh: Quochoi.vn

Do vậy, đại biểu đề nghị bãi bỏ hoặc thu hẹp đối tượng điều hòa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, loại bỏ điều hòa nhiệt độ dân dụng, dưới 90.000 BTU ra khỏi danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu vẫn cần điều tiết, chỉ nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các hệ thống điều hòa công suất cực lớn, phục vụ không gian rộng đặc biệt và cần đánh giá kỹ hiệu quả.

Giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, hiện nay có một số nước đã đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ, nhằm tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là chất làm lạnh của điều hòa gây tác hại tới môi trường.

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 496/QĐ-TTg, ngày 11/6/2024 ban hành kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozone, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát, đã yêu cầu đến năm 2045 hạn chế và không sản xuất, nhập khẩu điều hòa không khí gia dụng, điều hòa sử dụng các chất HCFC, HFC gây ảnh hưởng đến tầng ozone, cho nên việc đánh thuế tiêu thụ điều hòa nhiệt độ cần được quan tâm.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng cho biết, có thể xem xét nâng mức chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ trên 20.000 BTU đến 90.000 BTU

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy các ý kiến để hoàn thiện Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Lý do chỉ định chức danh thuộc HĐND, UBND tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp
Đề nghị làm rõ hơn khái niệm “hóa chất nguy hiểm”
Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

Đề xuất phân cấp cho địa phương trong điều chỉnh quy hoạch tỉnh sau sắp xếp đơn vị hành chính

Sáng 9/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch. Một trong những điểm mới của Dự thảo Luật là bổ sung quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 để đáp ứng yêu cầu sắp xếp lại đơn vị hành hành chính cấp tỉnh theo hướng đơn giản hóa và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Việt Nam kiến tạo một cục diện đối ngoại rộng mở

Việt Nam kiến tạo một cục diện đối ngoại rộng mở

Về chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân từ ngày 5 - 6/5/2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Kazakhstan…
Hôm nay (6/5), bắt đầu lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013

Hôm nay (6/5), bắt đầu lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013

Sau phiên họp đầu tiên của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, tối 5/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban đã ký ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP về tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga

Ngày 8/5/2025, tại trụ sở Chính phủ Nga ở thủ đô Moscow, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít của Nga với sự góp mặt của 29 nhà lãnh đạo thế giới, hàng nghìn binh sĩ

Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít của Nga với sự góp mặt của 29 nhà lãnh đạo thế giới, hàng nghìn binh sĩ

Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít của Nga đã diễn ra ngày hôm nay (9/5) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow, với sự góp mặt của 29 nhà lãnh đạo thế giới, hàng nghìn binh sĩ và hơn 100 loại khí tài.
Bố trí kinh phí, sớm chi trả cho người xin nghỉ, dôi dư trong quá trình tinh gọn bộ máy

Bố trí kinh phí, sớm chi trả cho người xin nghỉ, dôi dư trong quá trình tinh gọn bộ máy

Ngày 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp của Chính phủ về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Ngồi nhà lấy số thứ tự: tiện ích mới từ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội

Ngồi nhà lấy số thứ tự: tiện ích mới từ Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội

Hà Nội đang thí điểm mô hình đăng ký lấy số thứ tự trực tuyến khi thực hiện thủ tục tại Trung tâm Phục vụ hành chính công.
Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Lê Hoàng Anh cho rằng, báo chí là cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội và người tiêu dùng, cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, việc mở Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh xuất phát từ tầm nhìn và ý chí, quyết tâm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động