Thứ năm 08/05/2025 17:01

Lý do chỉ định chức danh thuộc HĐND, UBND tại các đơn vị hành chính sau sắp xếp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thảo luận tại tổ về dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy khẳng định: những sửa đổi này nhằm phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy Nhà nước, một nhiệm vụ đang được chúng ta thực hiện tích cực và đạt hiệu quả cao.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn TP Hà Nội) thảo luận tại tổ - Ảnh: Khánh Duy
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn TP Hà Nội) thảo luận tại tổ - Ảnh: Khánh Duy

Cơ chế chỉ định chức danh thuộc HĐND, UBND là phù hợp

Làm rõ một số nội dung của dự thảo Nghị quyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho biết, trong quá trình xây dựng và biên tập dự thảo Nghị quyết, một số ý kiến còn băn khoăn về quy định chuyển tiếp tại khoản 3, điều 2, liên quan đến việc chỉ định các chức danh thuộc HĐND và UBND tại các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.

Đại biểu cho rằng, cơ chế chỉ định này phù hợp, bởi nhiệm kỳ của HĐND tại các đơn vị hành chính hiện nay chỉ kéo dài đến đầu năm 2026, thời gian còn lại rất ngắn.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính lần này diễn ra trên quy mô toàn quốc, với quy mô lớn, như nhập 3 tỉnh thành 1 hoặc nhập 5 - 7 xã thành 1 đơn vị hành chính cấp xã. Sự thay đổi này khiến các đại biểu HĐND tại các đơn vị trước sắp xếp khó có điều kiện theo dõi, đánh giá chính xác năng lực, trình độ và khả năng đảm đương công việc của các cán bộ sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại đơn vị hành chính mới.

Về thẩm quyền chỉ định, dự thảo Nghị quyết quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, ủy viên, Trưởng ban và Phó Trưởng ban của HĐND cấp tỉnh. Quy định này phù hợp với thẩm quyền phê chuẩn hiện nay của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các chức danh do HĐND bầu, chỉ bổ sung thêm Trưởng ban.

Đối với cấp xã, dự thảo Nghị quyết quy định Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ định Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng ban của HĐND cấp xã, cũng như Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã. Quy định này gây băn khoăn về nguyên tắc quản lý hành chính, bởi theo luật hiện hành, Chủ tịch UBND cấp trên phê chuẩn các chức danh do HĐND cấp xã bầu, còn cấp tỉnh do Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

"Việc giao Thường trực HĐND cấp tỉnh chỉ định các chức danh cấp xã có thể chưa phù hợp với nguyên tắc quản lý hành chính, mặc dù phù hợp với Kết luận số 150 của Bộ Chính trị. Tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền cân nhắc điều chỉnh thẩm quyền chỉ định để đảm bảo phù hợp hơn với nguyên tắc quản lý hành chính hiện nay" - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội nêu.

Hơn 1.300 lượt ý kiến được ghi nhận trên ứng dụng VNEID

Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, việc Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 công bố kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân, các ngành và các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp đánh dấu một bước tiến bộ đáng kể.

Quang cảnh phiên thảo luận tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, chiều 7/5. Ảnh: Như Ý
Quang cảnh phiên thảo luận tổ của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, chiều 7/5. Ảnh: Như Ý

"Điểm khác biệt trong lần lấy ý kiến này là ngoài các hình thức truyền thống, chúng ta đã áp dụng nền tảng số thông qua ứng dụng VNeID. Tính đến nay, đã có hơn 1.300 lượt ý kiến được ghi nhận trên ứng dụng này" - đại biểu Phương Thủy cho biết.

Đối với đề xuất sửa đổi điều 110 về phân định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đại biểu Phương Thủy phân tích, dự thảo Nghị quyết không liệt kê cụ thể các loại đơn vị hành chính mà chỉ nêu: đơn vị hành chính bao gồm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Lý do dự thảo Nghị quyết không liệt kê chi tiết là để rút kinh nghiệm từ điều 110 của Hiến pháp hiện hành, vốn quy định quá cụ thể, dẫn đến thiếu linh hoạt trong tổ chức đơn vị hành chính.

Triển khai lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013
Trình Quốc hội Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, dự kiến cấp huyện kết thúc hoạt động từ 1/7/2025
Đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, có cơ chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp
Vân Hà
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Việt Nam kiến tạo một cục diện đối ngoại rộng mở

Việt Nam kiến tạo một cục diện đối ngoại rộng mở

Về chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân từ ngày 5 - 6/5/2025, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Kazakhstan…
Hôm nay (6/5), bắt đầu lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013

Hôm nay (6/5), bắt đầu lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013

Sau phiên họp đầu tiên của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, tối 5/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban đã ký ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP về tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia.
Tạo tiền đề để Hà Nội có những quyết sách mạnh mẽ khai thác hiệu quả không gian ngầm

Tạo tiền đề để Hà Nội có những quyết sách mạnh mẽ khai thác hiệu quả không gian ngầm

Những nội dung mới của Luật Thủ đô 2024 nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thành ủy Hà Nội kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban quan trọng chuẩn bị phục vụ Đại hội

Thành ủy Hà Nội kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban quan trọng chuẩn bị phục vụ Đại hội

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài vừa ký ban hành Quyết định số 8568-QĐ/TU kiện toàn nhân sự các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ TP.
Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Philippines đã phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực

Quan hệ song phương giữa Việt Nam và Philippines đã phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực

Tại buổi tiếp Đại sứ Cộng hòa Philippines tại Việt Nam Meynardo LB. Montealegre, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định TP Hà Nội sẵn sàng đồng hành cùng Đại sứ quán trong các hoạt động giao lưu văn hóa và mở rộng quan hệ kết nghĩa.
Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Vai trò của báo chí trong truyền thông trách nhiệm xã hội và gắn kết cộng đồng

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Lê Hoàng Anh cho rằng, báo chí là cầu nối giữa doanh nghiệp với xã hội và người tiêu dùng, cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với Nhà nước và các cơ quan chức năng.
Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Đường Hồ Chí Minh - hiện tượng thần kỳ của chiến tranh Nhân dân trong thế kỷ XX

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, việc mở Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh xuất phát từ tầm nhìn và ý chí, quyết tâm thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.
Cùng chung niềm tự hào, xúc động trong ngày kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Cùng chung niềm tự hào, xúc động trong ngày kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Xúc động, biết ơn, thiêng liêng và tự hào là cảm xúc của những người dân Hà Nội trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), đặc biệt khi được xem truyền hình trực tiếp buổi lễ diễu binh, diễu hành sáng 30/4, để từ đó, càng cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị của độc lập, tự do.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động