Đại biểu Quốc hội thống nhất về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển dự án điện hạt nhân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên thảo luận, sáng 17/2. Ảnh: media.quochoi.vn |
Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội nhận định, đây là lĩnh vực có công nghệ chuyên sâu, đặc thù, phức tạp, trong khi phải nhìn nhận thực tế là trình độ nước ta có thể nói chỉ ở mức cơ bản trong lĩnh vực này và nhiều lĩnh vực phụ trợ có liên quan. Trong khi đó, Dự thảo Nghị quyết chưa có cơ chế, chính sách đặc thù đối với vấn đề như đào tạo, đãi ngộ, thu hút nhân lực. Các đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm, có phương án, giải pháp ứng phó trong các tình huống không mong muốn và có kế hoạch cụ thể, khả thi cho việc đào tạo nguồn nhân lực của dự án.
Đại biểu Quốc hội Lê Mạnh Hùng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia (PVN) đề nghị Quốc hội sớm ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để dự án hoàn thành đúng lộ trình vận hành năm 2030 hoặc chậm nhất năm 2031.
Theo đại biểu tỉnh Cà Mau, xu hướng dịch chuyển năng lượng xanh ngày càng lớn. Với Việt Nam, đến năm 2030 chúng ta sẽ không làm điện than nữa; kịch bản tăng trưởng cao, đòi hỏi phụ tải điện năng phải tăng trưởng lớn, đòi hỏi điện dự phòng tăng cao. Vì vậy, yêu cầu có điện nền, đặc biệt là điện hạt nhân ngày càng cấp thiết.
Mục tiêu của Trung ương yêu cầu phát triển nhà máy điện hạt nhân đưa vào sử dụng năm 2030 và muộn nhất 2031 là mục tiêu rất áp lực. Trong khi đó điện hạt nhân quy mô lớn, phức tạp nên cần cơ chế đặc thù rất cụ thể, rất rõ để các chủ thể tham gia có thể thực hiện được... Đó là cơ chế về tài chính, vốn, trình tự thủ tục để làm dự án siêu lớn...
![]() |
Đại biểu Quốc hội Lê Mạnh Hùng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau). Ảnh: media.quochoi.vn |
Đại biểu Lê Mạnh Hùng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu thống nhất với Chính phủ trong Tờ trình về các cơ chế đặc thù. "Đề nghị Quốc hội thông qua các cơ chế chính sách đặc thù để phát triển dự án điện hạt nhân, bởi lộ trình của Chính phủ đưa ra đến năm 2030 và 2031 là rất thách thức, doanh nghiệp rất áp lực" - ông Lê Mạnh Hùng nói.
Phát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội Trần Quốc Nam (Chủ tịch UBND, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận) chia sẻ, từ khi có Nghị quyết 41/2019/NĐ-CP năm 2019 về đầu tư 2 nhà máy, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Ninh Thuận luôn sẵn sàng tâm thế để thực hiện dự án. Hiện Nhân dân đang chờ đợi, sẵn sàng bàn giao mặt bằng nhà ở, đất sản xuất, sinh kế… cho Nhà nước để triển khai dự án.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, việc Quốc hội quyết định tiếp tục tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là vinh dự vô cùng lớn cho Ninh Thuận để thật sự trở thành trung tâm năng lượng sạch của cả nước. Nhân dân vùng dự án chỉ có mong muốn, đó là nơi ở mới của bà con phải thực sự tốt hơn để đời sống hiện nay và thế hệ sau ổn định, ấm no, hạnh phúc.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Trần Quốc Nam, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: media.quochoi.vn |
Chủ tịch UBND tỉnh Binh Thuận cho biết, thời gian qua, tỉnh đã tiến hành ngay mọi công việc với tinh thần xuyên suốt “việc gì làm được thì làm ngay, không chờ đợi”, để đến năm 2030 - 2031 hoàn thành tốt các nhà máy theo chỉ đạo của Trung ương. Vì vậy cơ chế, chính sách đặc thù là hết sức cần thiết, cấp bách ban hành.
Tham gia thảo luận, đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông) đề xuất Chính phủ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt với chính sách quản lý và giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. Cùng với đó phải đảm bảo về mặt nhân sự, nhà thầu xây dựng, cơ chế chính sách đặc thù cho dự án.
Đại biểu Dương Khắc Mai phân tích, hiện trên thế giới, nhiều quốc gia đang điều chỉnh chính sách nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải carbon; trong đó có việc mở rộng chương trình điện hạt nhân, tập trung xây dựng và nâng cấp các lò hạt nhân để tăng công suất, sản xuất điện.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông). Ảnh: media.quochoi.vn |
Đại biểu tỉnh Đắk Nông cho rằng, sự triển khai đồng loạt trên toàn cầu không chỉ chứng minh cho tầm quan trọng của năng lượng hạt nhân trong bảo đảm an ninh năng lượng mà còn khẳng định tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế bền vững. Do đó, với yêu cầu năng lượng ngày càng lớn, tăng nhanh từ Việt Nam thì việc phát triển điện hạt nhân là một tất yếu khách quan và hợp quy luật.
Bên cạnh đó, trước yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, cộng với tính chất đặc thù, đặc biệt của nhà máy điện hạt nhân thì việc Quốc hội ban hành cơ chế chính sách đặc thù đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của thời đại; là chính sách đột phá để phát triển điện hạt nhân, cũng như năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình và phát triển của Việt Nam.
![]() | Đề xuất thí điểm một số chính sách gỡ vướng hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo |
![]() | ĐBQH: cần áp dụng ngay cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị |
![]() | Quốc hội quyết định thay "kỳ họp bất thường" bằng "kỳ họp không thường lệ" |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại