Thứ tư 14/05/2025 02:38

Đại dịch đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp lan rộng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được trình bày tại Hội nghị chuyên đề Phát triển Đông Nam Á, đại dịch Covid-19 đã đẩy 4,7 triệu người dân Đông Nam Á rơi vào cảnh nghèo cùng cực trong năm 2021, khi 9,3 triệu việc làm đã biến mất so với kịch bản không có Covid-19.
Đại dịch đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp lan rộng
Chủ tịch ADB, ông Masatsugu Asakawa cho biết: “Đại dịch đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp lan rộng, bất bình đẳng ngày càng trầm trọng và tỷ lệ nghèo gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ, lao động trẻ và người cao tuổi ở Đông Nam Á".

Làn sóng Omicron có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của khu vực tới 0,8 điểm phần trăm trong năm 2022, theo nhận định của báo cáo với nhan đề Đông Nam Á: Trỗi dậy từ đại dịch. Sản lượng kinh tế của khu vực vào năm 2022 dự kiến sẽ vẫn thấp hơn 10% so với kịch bản không có Covid. Trong số những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, có các lao động phổ thông và người lao động làm việc trong khu vực bán lẻ và nền kinh tế phi chính thức, cũng như các doanh nghiệp nhỏ không có sự hiện diện số.

Chủ tịch ADB, ông Masatsugu Asakawa cho biết: “Đại dịch đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp lan rộng, bất bình đẳng ngày càng trầm trọng và tỷ lệ nghèo gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ, lao động trẻ và người cao tuổi ở Đông Nam Á. ADB sẽ tiếp tục làm việc với các nhà hoạch định chính sách trong quá trình họ nỗ lực tái thiết, cải thiện hệ thống y tế quốc gia và hợp lý hóa các quy định trong nước để tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng tôi khuyến khích chính phủ các nước Đông Nam Á đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, thông minh và áp dụng đổi mới công nghệ để phục hồi tăng trưởng kinh tế”.

Hai năm sau khi đại dịch bùng phát, báo cáo cho thấy triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn đối với các nền kinh tế có khả năng ứng dụng công nghệ rộng rãi, xuất khẩu hàng hóa được duy trì hoặc có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Báo cáo ghi nhận sự phục hồi kinh tế trên toàn khu vực, với hầu hết các quốc gia chứng kiến ​​lượt khách ghé thăm các khu vực bán lẻ và giải trí tăng 161% trong giai đoạn hai năm tính tới ngày 16 tháng 2 năm 2022. Dù vậy, khu vực vẫn phải đối mặt với những thách thức toàn cầu, bao gồm sự xuất hiện của các biến chủng Covid-19 mới, thắt chặt lãi suất toàn cầu, gián đoạn chuỗi cung ứng, giá hàng hóa cao hơn và lạm phát.

Với 59% dân số trong khu vực đã được tiêm chủng đầy đủ tính đến ngày 21-2-2022, báo cáo kêu gọi chính phủ các nước Đông Nam Á phân bổ thêm nguồn lực để giúp các hệ thống y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc, cải thiện giám sát dịch bệnh và ứng phó với các đại dịch trong tương lai. Đầu tư cho y tế có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng cường tham gia lao động và năng suất. Ví dụ: tăng trưởng kinh tế của Đông Nam Á có thể tăng 1,5 điểm phần trăm nếu chi tiêu cho y tế trong khu vực đạt khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), so với mức 3,0% vào năm 2021, theo nhận định của báo cáo.

Báo cáo khuyến nghị các quốc gia theo đuổi cải cách cơ cấu để thúc đẩy khả năng cạnh tranh và năng suất. Điều này có thể bao gồm đơn giản hóa các thủ tục kinh doanh, giảm các rào cản thương mại và khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ áp dụng công nghệ mới. Nó cũng có thể bao gồm đào tạo kỹ năng để giúp người lao động khắc phục tình trạng gián đoạn trên khắp thị trường lao động và chuyển đổi việc làm giữa các lĩnh vực. Các chính phủ cần duy trì sự thận trọng về tài khóa để giảm thâm hụt và nợ công, đồng thời hiện đại hóa công tác quản lý thuế để nâng cao hiệu quả và mở rộng cơ sở thuế.

Hội nghị chuyên đề Phát triển Đông Nam Á (SEADS), sự kiện chia sẻ tri thức thường niên hàng đầu của ADB ở Đông Nam Á, quy tụ các nhà lãnh đạo từ khu vực chính phủ, công nghiệp, giới hàn lâm và các lĩnh vực khác để khám phá những giải pháp sán tạo cho các vấn đề phát triển then chốt như biến đổi khí hậu và phát triển công nghệ. Sự kiện năm nay, với chủ đề “Các giải pháp bền vững cho công cuộc phục hồi của Đông Nam Á”, sẽ tập trung vào cách thức để khu vực có thể thúc đẩy phục hồi sau đại dịch Covid bằng cách giải quyết những nút thắt của chuỗi cung ứng, phục hồi du lịch và tăng tốc chuyển đổi số. Sự kiện trực tuyến kéo dài hai ngày, dự kiến thu hút khoảng 5.000 đại biểu tham dự.

ADB cam kết đạt tới một khu vực Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực. Được thành lập năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó có 49 thành viên trong khu vực.

Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
NATO tập trận sát biên giới Nga: căng thẳng mới tại châu Âu?

NATO tập trận sát biên giới Nga: căng thẳng mới tại châu Âu?

Ngày 12/5, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chính thức khởi động cuộc tập trận quân sự quy mô lớn tại Phần Lan, sát biên giới với Nga.
Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận giảm thuế quan: tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận giảm thuế quan: tín hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại

Ngày 12/5 (giờ địa phương), Mỹ và Trung Quốc bất ngờ đạt được thỏa thuận giảm mạnh thuế quan đối với hàng hóa song phương trong vòng 90 ngày, mở ra tín hiệu tích cực cho kinh tế toàn cầu và các chuỗi cung ứng đang chịu áp lực.
Xe buýt gặp tai nạn lúc sáng sớm khiến 21 người tử vong

Xe buýt gặp tai nạn lúc sáng sớm khiến 21 người tử vong

Ngày 11/5, một xe buýt chở hàng chục người hành hương đã lao xuống vực thẳm ở Sri Lanka, khiến ít nhất 21 người thiệt mạng và 24 người bị thương.
Ông Donald Trump xem xét dỡ bỏ trừng phạt Syria

Ông Donald Trump xem xét dỡ bỏ trừng phạt Syria

Trong một phát biểu đáng chú ý ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông đang cân nhắc khả năng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Syria, mở ra hy vọng cho một chương mới của quốc gia Trung Đông sau hơn 10 năm chìm trong nội chiến và tàn phá.
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời Dải Gaza sắp hoàn tất: tín hiệu tích cực từ Doha

Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời Dải Gaza sắp hoàn tất: tín hiệu tích cực từ Doha

Một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời tại Dải Gaza đang tiến gần đến giai đoạn hoàn tất, mở ra hy vọng về việc chấm dứt vòng xoáy bạo lực kéo dài nhiều tháng qua tại vùng lãnh thổ ven Địa Trung Hải.
Chính quyền Donald Trump cân nhắc miễn thuế sản phẩm chăm sóc trẻ em

Chính quyền Donald Trump cân nhắc miễn thuế sản phẩm chăm sóc trẻ em

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét khả năng miễn thuế đối với hàng loạt sản phẩm chăm sóc trẻ em như ghế ngồi ôtô, cũi, xe đẩy và các vật dụng thiết yếu khác, trong bối cảnh các gia đình Mỹ đang ngày càng lo ngại về chi phí nuôi con tăng cao.
New Zealand cân nhắc cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

New Zealand cân nhắc cấm người dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Chính phủ New Zealand đang xem xét một dự luật nhằm cấm người dưới 16 tuổi mở tài khoản mạng xã hội, với mức phạt lên tới 1,2 triệu USD dành cho các nền tảng không tuân thủ.
Mexico kiện Google vì đổi tên Vịnh Mexico thành “Vịnh Mỹ” trên Google Maps

Mexico kiện Google vì đổi tên Vịnh Mexico thành “Vịnh Mỹ” trên Google Maps

Ngày 9/5, Tổng thống Mexico - Claudia Sheinbaum chính thức tuyên bố nước này đã đệ đơn kiện tập đoàn công nghệ Google sau khi ứng dụng bản đồ Google Maps hiển thị Vịnh Mexico dưới tên gọi “Gulf of America” (Vịnh Mỹ) đối với người dùng tại Hoa Kỳ.
Hồng y người Mỹ đầu tiên trở thành Giáo hoàng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Giáo hội Công giáo

Hồng y người Mỹ đầu tiên trở thành Giáo hoàng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Giáo hội Công giáo

Ngày 8/5/2025 đã ghi dấu một khoảnh khắc lịch sử chưa từng có với Giáo hội Công giáo toàn cầu khi Hồng y Robert Francis Prevost, người Mỹ đầu tiên trong lịch sử hơn 2.000 năm của Giáo hội, được bầu làm Giáo hoàng thứ 267, với tông hiệu là Leo XIV.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động