Chủ nhật 02/02/2025 21:39

Đại diện UNDP đánh giá cao sự hợp tác tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 10-2, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đã có các buổi hội đàm với bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam.
Đại diện UNDP đánh giá cao sự hợp tác tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam
Ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới là phục hồi kinh tế - xã hội hậu Covid-19 theo hướng xanh, bền vững, bao trùm và thúc đẩy đổi mới sáng tạo,

Tại các buổi hội đàm, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang đánh giá cao sự đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam của UNDP với tư cách là cơ quan phát triển hàng đầu trong các công cuộc xóa nghèo, phát triển con người và biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và của UNFPA với tư cách là cơ quan hàng đầu trong công tác dân số, sức khỏe sinh sản và dân số và già hóa. Thứ trưởng gửi lời cảm ơn tới UNDP và UNFPA vì đã giúp đỡ Việt Nam chống đại dịch Covid-19.

Khẳng định ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới là phục hồi kinh tế - xã hội hậu Covid-19 theo hướng xanh, bền vững, bao trùm và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang hoan nghênh các lĩnh vực trọng tâm cốt lõi của văn kiện Chương trình Quốc gia giai đoạn 2022-2026 (CPD) và Chương trình quốc gia thứ 10 vừa được Ban điều hành UNDP và Ban điều hành UNFPA thông qua.

Thứ trưởng cũng đánh giá cao nỗ lực hợp tác hiện nay giữa UNDP và Bộ Ngoại giao trong việc tổ chức Hội nghị quốc tế về phục hồi kinh tế - xã hội xanh, bền vững, bao trùm và đổi mới sáng tạo trong tháng 2-2022; tin tưởng mạnh mẽ rằng Hội nghị sẽ tạo ra được những khuyến nghị chính sách hữu ích cho phục hồi sau đại dịch Covid-19 tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Về phần mình, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen và Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara đều khẳng định coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, đánh giá cao sự hợp tác tích cực, có trách nhiệm của các cơ quan, bộ, ngành Việt Nam với UNDP và UNFPA.

Các Trưởng đại diện các cơ quan phát triển LHQ nêu trên cũng chia sẻ về các ưu tiên về các hoạt động cơ quan mình, khẳng định sẵn sàng tăng cường hợp tác hỗ trợ Việt Nam trong phục hồi xanh và bền vững sau đại dịch, giải quyết bất bình đẳng, xóa nghèo, chăm sóc bảo vệ những người dễ bị tổn thương, công tác dân số, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26).

UNDP là tổ chức viện trợ phát triển lớn nhất hệ thống LHQ hiện nay. UNDP được thành lập năm 1965 tại New York (Hoa Kỳ) trên cơ sở hợp nhất hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Chương trình hỗ trợ Kỹ thuật mở rộng (EPTA) và Quỹ đặc biệt của LHQ; là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng LHQ, chịu sự chi phối của Đại hội đồng và Hội đồng Kinh tế Xã hội (ECOSOC).

Đại hội đồng quyết định các vấn đề chính sách lớn của UNDP, ECOSOC xác định các nguyên tắc, quy chế hoạt động. UNDP có chức năng nhiệm vụ: Giúp đỡ nỗ lực của các quốc gia nhằm đạt được mục tiêu phát triển con người bền vững, bằng cách hỗ trợ xây dựng năng lực trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển nhằm xoá bỏ đói nghèo, tạo công ăn việc làm và tìm phương cách mưu cầu sự sống bền vững, nâng cao địa vị của phụ nữ, bảo vệ và tái tạo môi trường, ưu tiên hàng đầu cho xoá đói giảm nghèo; nâng cao sự tự chủ của các nước đang phát triển đối với năng lực quản lý, kỹ thuật, hành chính và những nghiên cứu cần thiết để xây dựng và thực hiện các chính sách và kế hoạch phát triển của các nước; tăng cường sự tham gia rộng rãi hơn của Nhân dân.

UNFPA là 1 trong 6 Quỹ/Chương trình của LHQ, có trọng tâm hoạt động là thúc đẩy việc thực hiện Chương trình nghị sự của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) năm 1994, các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) trước đây và các Mục tiêu phát triển bền vững hiện nay về tăng cường sức khỏe sinh sản, dân số và phát triển, cụ thể:

Trợ giúp các nước đang phát triển thông qua việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng trong sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình trên cơ sở sự lựa chọn của cá nhân và giảm thiểu tỉ lệ tử vong của mẹ đang mang thai, hỗ trợ việc xây dựng các chính sách dân số phục vụ phát triển bền vững;

Thúc đẩy việc thực hiện các nội dung của Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994 và được điều chỉnh/bổ sung tại Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ năm 1999 (ICPD+5); cũng như các vấn đề khác liên quan tới dân số như tình trạng già hóa, tình trạng đô thị hóa và di cư;

Thúc đẩy chấm dứt bạo lực dựa trên cơ sở giới và các hình thức nguy hiểm khác.

Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "Rạng rỡ Việt Nam".
"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thực tiễn 95 năm qua đã chứng minh "ý Đảng, lòng dân" hòa quyện, thống nhất tạo nên sức mạnh vô địch, đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Giáo sư, tiến sĩ Thành Hán Bình, Đại học Công nghiệp Chiết Giang, khẳng định trong công cuộc cải cách và xây dựng “kỷ nguyên mới” hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò tuyệt đối và không thể thay thế.
Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ TP Hà Nội luôn đi đầu, chú trọng đổi mới, chủ động, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ nhằm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao.
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Sáng 1/2/2025 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi, Huyện ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân Kỷ Dậu (1789).
Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Sáng 1/2/2025 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. Đây cũng là dự án có ý nghĩa quan trọng, chiến lược với vùng Tây Nguyên.
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Theo Bộ Tài chính, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước. Điều này là hợp hiến và hợp pháp.
Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Với khối lượng công việc lớn, các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024 được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến lớn trong công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội…
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động