Chủ nhật 26/01/2025 13:52

Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử vào ILC

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 12-11, tại trụ sở Liên hợp quốc (New York, Mỹ) đã diễn ra cuộc bầu cử thành viên Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) trong khuôn khổ Khóa họp 76 của Đại hội đồng.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao tái đắc cử vào ILC
Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là nhà ngoại giao và chuyên gia pháp lý kỳ cựu của Việt Nam.

34 thành viên Ủy ban được chọn lựa cho nhiệm kỳ 2023-2027. Đại diện Việt Nam tham gia ứng cử là Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, thành viên đương nhiệm của ILC khóa 2017-2021.

Kỳ bầu cử ILC năm nay được đánh giá có tính cạnh tranh cao ở các khu vực, như Đông Âu (7 ứng cử viên cho 3 vị trí), Tây Âu và Châu Á – Thái Bình Dương (11 ứng cử viên cho 8 vị trí). Ngoài Việt Nam, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương còn có các ứng viên từ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Thái Lan, Phi-líp-pin, Li-băng, Síp, Xri Lan-ca.

Vượt qua các ứng cử viên mạnh khác trong khu vực, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã tái đắc cử vào ILC với số phiếu 145/193, đứng thứ 4 trong khu vực, chỉ sau ứng cử viên từ Ấn Độ, Thái Lan và Nhật Bản. Điều này đã phản ánh sự tin tưởng và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với cá nhân Đại sứ Nguyễn Hồng Thao và với Việt Nam nói chung, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều thách thức mới nảy sinh như biến đổi khí hậu, đại dịch, các vấn đề an ninh mạng…, yêu cầu có sự nghiên cứu và xây dựng, định hình các quy định pháp lý một cách kịp thời, sâu sát từ diễn đàn pháp lý quốc tế lớn nhất hiện nay.

Ủy ban Luật pháp Quốc tế của Liên hợp quốc (ILC) được thành lập theo Nghị quyết số 174 (II) ngày 21-11-1947 của Đại hội đồng Liên hợp quốc với 34 thành viên là những người được thừa nhận có trình độ và năng lực trong lĩnh vực luật quốc tế cả về lý luận và thực tiễn. Nhiệm vụ của ILC là thúc đẩy quá trình pháp điển hóa và phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế.

Đến nay, ILC đã góp phần xây dựng được các văn bản quốc tế quan trọng, tiêu biểu là Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao năm 1961, Công ước Vienna về Luật Điều ước năm 1969; Công ước Vienna về Thừa kế quốc gia liên quan đến Điều ước năm 1996; Quy chế Rome của Tòa Hình sự quốc tế năm 1998; và bộ Điều khoản về Trách nhiệm quốc gia đối với hành vi sai phạm quốc tế năm 2001

Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao là nhà ngoại giao và chuyên gia pháp lý kỳ cựu của Việt Nam. Ông từng tham gia các đoàn đàm phán quan trọng về vấn đề biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia; từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia. Ông từng được bổ nhiệm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Việt Nam tại Cô-oét và Ma-lai-xi-a, trước khi trở thành thành viên ILC lần đầu tiên năm 2016. Hiện, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đang nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Ngoại giao.

- Trong nhiệm kỳ đầu tiên (2017-2022), Đại sứ Nguyễn Hồng Thao đã tham gia chủ động, tích cực vào công việc nghiên cứu và thảo luận của Ủy ban, đóng góp thiết thực vào việc nghiên cứu các chủ đề pháp lý quan trọng như Bảo vệ bầu khí quyển, Bảo vệ môi trường trong xung đột vũ trang, và một số chủ đề pháp lý truyền thống khác, thể hiện tiếng nói có trách nhiệm của chuyên gia pháp lý từ đất nước đang phát triển, có sự quan tâm sát sao tới các vấn đề pháp lý phi truyền thống đang nổi lên. Đại sứ cũng hết sức quan tâm, thúc đẩy các chủ đề mới, thiết thực, gắn liền với lợi ích và mối quan tâm của các nước đang phát triển, như “Mực nước biển dâng trong quan hệ với luật quốc tế”, “Bảo vệ con người trong đại dịch”, vấn đề biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học…

- Trong nhiệm kỳ tiếp theo (2023-2027), Đại sứ Nguyễn Hồng Thao sẽ tiếp tục tham gia sâu hơn nữa vào quá trình nghiên cứu, thảo luận các chủ đề tại Ủy ban; thúc đẩy các chủ đề gắn bó mật thiết với lợi ích các nước đang phát triểnvới mong muốn các nghiên cứu của Ủy ban ngày càng sâu sát với những thách thức pháp lý mới nổi, phù hợp hơn nữa với nguyện vọng của các quốc gia.

Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Chăm lo, hỗ trợ Tết cho người lao động làm việc trên công trường dịp Tết Ất Tỵ 2025

Chăm lo, hỗ trợ Tết cho người lao động làm việc trên công trường dịp Tết Ất Tỵ 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06/CĐ-TTg ngày 25/1/2025 về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Công điện bảo đảm ATTP dịp Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân năm 2025; tăng cường công tác kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước một số lưu vực sông... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-24/1/2025.
Tổng Bí thư: Đồng bộ các giải pháp, khơi thông để phát triển nhanh và bền vững

Tổng Bí thư: Đồng bộ các giải pháp, khơi thông để phát triển nhanh và bền vững

Tổng Bí thư nhấn mạnh Ban Chấp hành TW thống nhất với Đề án bổ sung phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và tăng trưởng giai đoạn 2026-2030 liên tục đạt 2 con số.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động