Định hướng giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa: D.T |
Bộ chuẩn được chia thành 22 chuẩn, 70 chỉ số thuộc 6 lĩnh vực chính. Mỗi lĩnh vực tập trung vào các khía cạnh phát triển khác nhau của trẻ như: thể chất, tình cảm và xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức, thẩm mĩ, tiếp cận với việc học.
Bộ chuẩn quy định, trẻ em 5 tuổi là trẻ em trong độ tuổi từ 60 tháng đến 71 tháng (71 tháng 29 ngày). Bộ chuẩn là tập hợp những chuẩn, chỉ số thuộc các lĩnh vực, định hướng về sự phát triển toàn diện của trẻ em 5 tuổi. Chuẩn là những mong đợi trẻ em 5 tuổi biết và có thể làm được sau quá trình giáo dục.
Theo đó, những năng lực cơ bản trong lĩnh vực thể chất được phản ánh thông qua sức khỏe thể chất; thực hiện các kỹ năng vận động; hiểu biết, thực hành dinh dưỡng, vệ sinh và an toàn. Trẻ được kỳ vọng có khả năng thực hiện các động tác vận động cơ bản và tinh (vận động cơ nhỏ), duy trì thói quen vệ sinh cá nhân, và biết cách xử lý các tình huống không an toàn.
Năng lực cơ bản trong lĩnh vực tình cảm - xã hội được phản ánh thông qua nhận thức bản thân và năng lực quan hệ xã hội. Trong lĩnh vực này, trẻ sẽ được hướng dẫn nhận thức bản thân, xây dựng các mối quan hệ xã hội và phát triển các kỹ năng giao tiếp phù hợp. Trẻ cũng biết thể hiện thái độ và hành vi đúng mực, tôn trọng sự khác biệt, và ứng xử hòa nhã với mọi người xung quanh.
Lĩnh vực ngôn ngữ và giao tiếp tập trung vào việc phát triển khả năng nghe, hiểu, và diễn đạt ngôn ngữ, đồng thời khơi gợi sự sáng tạo thông qua kể chuyện và sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Trẻ cũng cần được chuẩn bị sẵn sàng cho việc học đọc và viết.
Lĩnh vực nhận thức yêu cầu trẻ phát triển kỹ năng tư duy, sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Trẻ sẽ học cách nhận biết và phân loại các vật thể, nắm bắt các quy tắc sắp xếp, và tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường.
Năng lực cơ bản trong lĩnh vực thẩm mĩ được phản ánh thông qua cảm thụ cái đẹp và sử dụng nghệ thuật như là phương tiện để thể hiện cảm xúc, hiểu biết và sự sáng tạo của bản thân. Các chuẩn, chỉ số trong lĩnh vực này đề cao cảm xúc, ý tưởng của bản thân trẻ em trong các hoạt động nghệ thuật và ứng dụng sáng tạo nghệ thuật vào cuộc sống.
Cuối cùng, năng lực cơ bản trong lĩnh vực tiếp cận với việc học được phản ánh thông qua một số yếu tố cần thiết hướng đến hình thành các năng lực học tập bền vững sau này như tự chủ với việc học, giải quyết vấn đề đơn giản trong cuộc sống. Các kỹ năng như làm việc nhóm, tập trung, và thể hiện ý tưởng cá nhân cũng được chú trọng để chuẩn bị nền tảng học tập bền vững cho trẻ.
Những dấu mốc đáng nhớ của giáo dục Việt Nam năm 2024 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại