Thứ sáu 24/01/2025 07:21

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi)

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi), dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi), dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XIV.

Theo Dự luật, quyền và nghĩa vụ của thanh niên được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp trong thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên.

Nhà nước, nhà trường, gia đình, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện để thanh niên thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm tạo điều kiện cho thanh niên phát huy năng lực, thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của thanh niên; bảo đảm mục tiêu phát triển thanh niên; được xây dựng hoặc lồng ghép trong các chính sách của ngành, lĩnh vực, địa phương.

doan dai bieu quoc hoi thanh pho ha noi lay y kien dong gop vao du thao luat thanh nien sua doi
Ảnh minh họa (ảnh: internet)

Việc xây dựng và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với thanh niên phải bảo đảm sự tham gia của thanh niên; tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thanh niên; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động hướng về Tổ quốc; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm đối với thanh niên theo quy định của Luật này.

Nguồn tài chính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách nhà nước, các khoản đóng góp, ủng hộ, tài trợ hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước.

Đáng chú ý, Dự thảo quy định Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đối thoại với thanh niên ít nhất mỗi năm một lần về các vấn đề liên quan đến thanh niên. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang có trách nhiệm đối thoại với thanh niên theo yêu cầu của tổ chức thanh niên quy định tại Luật này.

Nội dung kết luận đối thoại phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị và gửi đến các cơ quan, tổ chức liên quan.

H.L
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động