Thứ sáu 24/01/2025 03:53
Phân tích phổ điểm các môn Khoa học xã hội năm 2021:

Dự báo điểm chuẩn các trường đại học năm nay

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Căn cứ dữ liệu điểm thi các môn, các thầy cô giáo tổ khoa học xã hội (KHXH) của Hệ thống Giáo dục HOCMAI đã phân tích tổ hợp các môn khoa học xã hội, dự báo điểm chuẩn các trường ĐH tuyển sinh khối C, khối KHXH sẽ ổn định hoặc chỉ dao động 1 điểm.

So sánh phổ điểm 2 năm 2020 và 2021

Với môn Lịch sử, so sánh phổ điểm môn Lịch sử của 2 năm 2020 và 2021 như bảng dưới đây:

Tiêu chí

Phổ điểm năm 2020

Phổ điểm năm 2021

Hình phổ

Hình phổ lệch về bên trái. Đỉnh phổ rơi vào 4,5

Hình phổ lệch về bên trái. Đỉnh phổ rơi vào 4,0

Điểm trung bình

5,19

4,97

Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (<5)

46,95%

53,03%

Số thí sinh đạt <=1 điểm

111 (0,02%)

540 (0,08%)

Số thí sinh đạt 10 điểm

371

266

Qua phổ điểm và bảng so sánh phổ điểm ta thấy:

Hình phổ điểm môn Lịch sử năm 2021 vẫn phân bố không đối xứng, lệch về bên trái nhiều hơn so với phổ điểm năm 2020. Xét theo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp thì đây chưa phải là một phổ đẹp. Điểm trung bình giảm, tỉ lệ học sinh dưới trung bình tăng hơn 3%, số thí sinh có điểm từ 1 trở xuống tăng gần 5 lần, trong khi số điểm 10 giảm gần 1,5 lần.

Cùng với Tiếng Anh, Lịch sử cũng là 1 trong 2 môn thi có kết quả thi tốt nghiệp THPT ở mức tương đối thấp như tình trạng đã diễn ra nhiều năm nay. Vấn đề dạy và học môn Lịch sử cũng là một vấn đề nan giải của giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay.

Lí giải về sự chênh lệch của phổ điểm 2 năm 2020 và 2021 có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau:

Số câu hỏi vận dụng và vận dụng cao năm 2021 tăng nhẹ so với năm 2020 (1 câu) trong đó riêng số câu vận dụng cao tăng 2 câu.

Độ phủ của đề năm 2021 rộng hơn 2020 với tất cả các chuyên đề lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam thuộc chương trình lớp 12. Năm 2020 không xuất hiện câu hỏi thuộc chuyên đề Cách mạng KHKT (1945 - 2000).

Môn Địa lí, so sánh phổ điểm môn Địa lí của 2 năm 2020 và 2021 như bảng dưới đây:

Tiêu chí

Phổ điểm năm 2020

Phổ điểm năm 2021

Đỉnh phổ

Hình phổ điểm lệch nhiều về bên phải. Đỉnh phổ rơi vào 7,25.

Hình phổ điểm lệch nhiều về bên phải. Đỉnh phổ rơi vào 7.

Điểm trung bình

6,78

6,96

Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (<5)

6,21%

4,63%

Số thí sinh đạt <=1 điểm

133

118

Số thí sinh đạt 10 điểm

248

277

Qua phổ điểm và bảng so sánh phổ điểm thấy: Hình phổ điểm của môn Địa lí năm 2021 có hình tương tự chữ J, không đối xứng, lệch hẳn về bên phải. Điều này là phù hợp với bài thi xét công nhận tốt nghiệp tức là số thí sinh đạt điểm trên trung bình cao hơn hẳn số thí sinh dưới trung bình. Đỉnh phổ là 7 giảm 0,25 điểm so với năm 2020, tỉ lệ điểm dưới trung bình giảm gần 2%, số học sinh có điểm từ 1 trở xuống và số điểm 10 dao động không đáng kể.

Nhìn chung, đề thi năm 2021 không có nhiều biến động so với đề thi năm 2020. Các bạn thí sinh đã có sự ôn tập, rèn luyện tương đối tốt về kiến thức và kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, khi mà số câu hỏi thực hành kĩ năng sử dụng Atlat vẫn chiếm 37,5% ngoài ra học sinh đã biết cách sử dụng Atlat cho cả những câu hỏi thuần lí thuyết khác.

Môn Giáo dục công dân có sự so sánh phổ điểm như sau:

Phổ điểm năm 2020

Phổ điểm năm 2021

Đỉnh phổ

Hình phổ lệch hẳn về bên phải. Đỉnh phổ rơi vào 8,75

Hình phổ lệch hẳn về bên phải. Đỉnh phổ rơi vào 9,25

Điểm trung bình

8,14

8,37

Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình (<5)

1,1%

1%

Số thí sinh đạt <=1 điểm

41

29

Số thí sinh đạt 10 điểm

4163

18680

Qua phổ điểm và bảng so sánh phổ điểm thấy: Hình phổ điểm của môn Giáo dục công dân năm 2021 có hình tương tự chữ J, không đối xứng, lệch hẳn về bên phải. Điều này là phù hợp với bài thi xét công nhận tốt nghiệp Tuy nhiên, môn Giáo dục công dân năm nay tiếp tục ghi nhận những số liệu chưa từng thấy đối với môn thi này nói riêng và kì thi Tốt nghiệp THPT nói chung, đỉnh phổ là 9,25 tăng 0,5 điểm so với năm ngoái và có tới 18680 điểm 10. Số điểm từ 9 đến 10 chiếm 39,99% số bài thi. Có thể nói, đây là môn có kết quả thi tốt nhất trong tất cả các môn thi của kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 đợt 1.

Để lí giải cho những số liệu cao kỉ lục của môn Giáo dục công dân, có thể đưa ra một số lí do như:

Nội dung kiến thức môn học khá ngắn gọn, súc tích. Kiến thức gắn liền với đời sống nên dễ dàng liên hệ, thí sinh dễ dàng có thể trả lời được các câu hỏi gắn với thực tiễn.

Do đặc thù môn học, ở 30% câu hỏi nhận biết và thông hiểu, những phương án nhiễu thường có độ nhiễu chưa cao, thí sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản sẽ nhận ra ngay đáp án đúng. Các câu hỏi vận dụng thấp là những câu hỏi tình huống đơn giản học sinh chỉ cần vận dụng kiến thức ở mức độ cơ bản để trả lời.

Dạng câu hỏi vận dụng cao tuy là những tình huống phức tạp nhưng qua nhiều năm áp dụng dạng bài này, thí sinh đã có kinh nghiệm xử lí nên cũng không làm khó được các em.

Dự báo điểm chuẩn các trường đại học năm nay
Dự báo điểm chuẩn vào các trường ĐH không thay đổi nhiều, dao động trong khoảng 1 điểm so với năm 2020. Ảnh: Khánh Huy

Điểm chuẩn dao động khoảng 1 điểm

Phổ điểm các môn thi thuộc bài thi tổ hợp KHXH năm 2021 không có nhiều biến động so với năm 2020. Hình phổ điểm môn Lịch sử tương đối xấu và lệch trái còn Địa lí và Giáo dục công dân vẫn lệch về bên phải. Lịch sử vẫn là môn có điểm trung bình thấp nhất trong ba môn và Giáo dục công dân là môn có điểm trung bình cao nhất. Với tình hình chung không có nhiều biến động, dự báo điểm chuẩn vào các trường ĐH cũng sẽ không thay đổi nhiều, dao động trong khoảng 1 điểm so với năm 2020.

Tuy đề thi năm 2021 nhằm mục tiêu chính là xét công nhận tốt nghiệp nhưng mỗi đề thi đều có khoảng 25% số câu hỏi vận dụng và vận dụng cao để phục vụ mục tiêu tuyển sinh ĐH, vì vậy, học sinh thi năm 2022 không nên chủ quan và cần có lộ trình ôn tập hợp lí. Ngoài việc nắm vững kiến thức Sách giáo khoa, các em cần tìm hiểu thêm những kiến thức thực tế nhằm giải quyết các câu hỏi liên hệ đối với cả ba môn. Ngoài ra, học sinh còn cần rèn luyện các kĩ năng so sánh, phân tích, đánh giá, nhận xét …

Bên cạnh những yêu cầu chung, mỗi môn trong tổ hợp cũng có những kĩ năng riêng cần rèn luyện. Đối với môn Địa lí là kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, kĩ năng sử dụng, nhận dạng biểu đồ, xác định bản chất của hiện tượng địa lí. Môn Lịch sử không yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc thời gian sự kiện, nhưng buộc học sinh phải hiểu được mối liên hệ và bản chất của các sự kiện. Môn Giáo dục công dân đòi hỏi khả năng phân tích tình huống tốt để giải quyết những câu hỏi vận dụng cao.

Điểm chuẩn ĐH theo phương thức xét học bạ: Không ở mức vừa! Điểm chuẩn ĐH theo phương thức xét học bạ: Không ở mức vừa!

Các trường đại học (ĐH) trong cả nước đã bắt đầu công bố điểm chuẩn xét theo kết quả học bạ THPT năm 2021, và ...

Ðiểm chuẩn xét tuyển ÐH năm 2021 sẽ biến động như thế nào? Ðiểm chuẩn xét tuyển ÐH năm 2021 sẽ biến động như thế nào?

Theo Bộ GD&ĐT, dự kiến, kết quả thi tốt nghiệp THPT được công bố ngày 26-7. Căn cứ vào đề thi năm nay, nhiều dự ...

T.Fan
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động