Thứ bảy 10/05/2025 07:39

Gắn kết cộng đồng từ mô hình “Cầu thang văn hóa”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong không gian vỏn vẹn 20m2, một thư viện sách nhỏ với hàng chục đầu, sách báo được cập nhật hàng ngày đã trở thành “điểm hẹn văn hóa” ý nghĩa của người dân tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Không gian “Cầu thang văn hóa” thu hút giới trẻ đến đọc sách, báo. Ảnh tư liệu
Không gian “Cầu thang văn hóa” thu hút giới trẻ đến đọc sách, báo. Ảnh tư liệu

Khởi xướng từ năm 1999, mô hình “Cầu thang văn hóa” đến nay đã nhân rộng tới nhiều địa điểm tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy. Đây là ý tưởng ban đầu của các cán bộ về hưu tại khu A3, tổ dân phố số 17, phường Nghĩa Tân với mong muốn xây dựng nếp sống dân cư, văn minh đô thị. Qua 23 năm, mô hình nhỏ nhưng mang ý nghĩa thiết thực, thu hút và vận động người dân tham gia. Các đầu sách báo được cập nhật hàng ngày, sắp xếp ngăn nắp đan xen các bảng thông tin thông báo quy định của khu dân cư. Ngoài sách, báo là hình ảnh hàng chục Bằng khen, Giấy khen từ các cấp được treo trang trọng, trở thành niềm tự hào của mỗi cư dân nơi đây.

Giữa cuộc sống xô bồ ngoài phố, giữa không gian chật hẹp bốn bức tường bê tông thì góc nhỏ thân thương tại khu tập thể nhà A3, tổ dân phố 17 phường Nghĩa Tân, mang tới cảm giác thanh bình, thư thái. Hình ảnh người già đến đọc sách, báo, các em nhỏ chăm chú với đầu truyện thiếu nhi đã trở nên thân thuộc, gần gũi. Đối với nhiều cư dân, không gian đọc sách, báo còn là nơi gắn kết tình làng, nghĩa xóm, điều khác biệt so với cuộc sống phố phường “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”.

Để phát huy mô hình “Cầu thang văn hóa”, ngoài các quỹ vận động đóng góp hàng tháng thì các quy định rõ ràng về dọn dẹp vệ sinh, ngăn chặn quảng cáo, rao vặt trái phép, không tận đụng cầu thang làm điểm kinh doanh, để đồ cá nhân,… Trước đây, từng xảy ra tình trạng “cầu thang chung không ai khóc”, nơi đây thường bị tận dụng làm nơi để xe, tập kết rác thải,…Từ khi có “Cầu thang văn hóa”, người dân đã có ý thức tự giác, giữ gìn không gian sạch, đẹp.

Hiện nay, Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” giai đoạn 2021-2025, đã đề cập đến việc xây dựng mô hình ở mỗi cơ quan, công sở, trường học, cộng đồng dân cư, trong đó, nhấn mạnh việc xây dựng các mô hình văn hóa tiêu biểu về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, gắn với thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng. Đồng thời phát huy năng lực tự tổ chức đời sống văn hóa ở thôn, tổ dân phố; xây dựng các mô hình câu lạc bộ văn hóa thể thao cơ sở.

Nét đẹp của mô hình “Cầu thang văn hóa” của tổ dân phố 17 tới nay đã lan tỏa tới nhiều phường, quận khác trên địa bàn Hà Nội. Nhiều mô hình được triển khai rộng khắp ở các tổ dân phố, cụm dân cư trên địa bàn quận Cầu Giấy như các “Thư viện gia đình”, “Nhóm hộ gia đình tự quản”, “Cầu thang vệ sinh môi trường”… góp phần nâng cao phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng.

Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Bình luận
Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Mỹ nam phim ăn khách nhất phòng vé Việt đóng phim hợp tác Việt - Hàn

Mỹ nam phim ăn khách nhất phòng vé Việt đóng phim hợp tác Việt - Hàn

Trên trang cá nhân, nam diễn viên Tuấn Trần - nam chính phim "Mai" công bố dự án mới của mình. Đó là phim điện ảnh “Mang mẹ đi bỏ” có sự hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Nhà hát Opera Hà Nội: Biểu tượng mới của Thủ đô

Nhà hát Opera Hà Nội: Biểu tượng mới của Thủ đô

Làm sống dậy những nét văn hóa truyền thống, nuôi dưỡng lối sống hiện đại và vẽ tương lai bằng những giá trị đương đại tân tiến nhất của thế giới, Nhà hát Opera Hà Nội hứa hẹn là biểu tượng mới, khẳng định tầm vóc đẳng cấp của Thành phố ngàn năm văn hiến.
Vì sao "Lật mặt 8" lại có hai kết phim?

Vì sao "Lật mặt 8" lại có hai kết phim?

Nhiều khán giả sau khi xem "Lật mặt 8" tỏ ra tiếc nuối về kết phim không có hậu vì đạo diễn đã để ông Phước (Long Đẹp Trai) mất tích trong một cơn bão lũ. Tuy nhiên, nếu ai đó kiên nhẫn xem cảnh "after-credit" nhỏ cuối phim sẽ thấy phim có cái kết thứ 2, đó là ông Phước trở về sau nhiều ngày mất tích.
Nam sinh “ẵm” giải Vàng quốc tế

Nam sinh “ẵm” giải Vàng quốc tế

Tham gia kỳ thi Olympic toán quốc tế Turkmenistan 2025, em Nguyễn Phúc Nguyên đến từ Hà Nội là trường hợp đầu tiên của các trường tư thục góp mặt trong đội tuyển Việt Nam thi Olympic Toán quốc tế.
Thành tích "khủng" của cô gái thay mặt tuổi trẻ Việt Nam phát biểu tại Đại lễ 30/4

Thành tích "khủng" của cô gái thay mặt tuổi trẻ Việt Nam phát biểu tại Đại lễ 30/4

Tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam lên khán đài phát biểu là cô gái Huỳnh Mạnh Phương - ủy viên Ban Chấp hành Thành đoàn TP Hồ Chí Minh. Không chỉ sở hữu giọng nói dõng dạc, truyền cảm và ấn tượng, Huỳnh Mạnh Phương còn đạt được chuỗi thành tích vô cùng ấn tượng.
Trường THPT Việt Đức giành giải Nhất tại Liên hoan các ban nhạc học sinh TP Hà Nội

Trường THPT Việt Đức giành giải Nhất tại Liên hoan các ban nhạc học sinh TP Hà Nội

Liên hoan các ban nhạc/nhóm nhạc học sinh TP Hà Nội năm 2025 chính thức khép lại với các giải thưởng xứng đáng dành cho các đội thi. Ban Tổ chức đã trao 6 giải Chuyên đề, 21 giải Ba, 5 giải Nhì, 2 giải Nhất và 1 giải Đặc biệt. Trong đó, giải Đặc biệt thuộc về THCS và THPT Olympia.
Thong dong ngắm hoàng hôn

Thong dong ngắm hoàng hôn

Mỗi mùa trôi qua ở Hà Nội đều có những điều đáng nhớ và mang những vẻ đẹp riêng. Thời gian này đang là mùa Hè, mặc cho cái nắng chói chang, Hà Nội vẫn có những góc đẹp say đắm lòng người.
Nghệ nhân Hà Nội đưa bản sắc nón Việt vươn xa

Nghệ nhân Hà Nội đưa bản sắc nón Việt vươn xa

Không dừng lại ở chiếc nón lá mộc mạc quen thuộc, nghệ nhân Tạ Thu Hương đã thổi hồn vào sản phẩm truyền thống bằng sự sáng tạo đầy tâm huyết. Đó là kết hợp nón lá với lụa Hà Đông tạo nên những sản phẩm nghệ thuật vừa giữ gìn nét đẹp làng nghề nón lá truyền thống, vừa là sản phẩm du lịch độc đáo.
Thắp lửa nghề báo từ vùng đất cách mạng lịch sử

Thắp lửa nghề báo từ vùng đất cách mạng lịch sử

Trên hành trình “Về nguồn” tại vùng đất cách mạng Thái Nguyên – “Thủ đô gió ngàn” lịch sử, chúng tôi cảm nhận rõ ràng khí thế hào hùng của một thời kháng chiến cách mạng. Nơi đây, “cây bút là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa”, những người làm báo thời kỳ cách mạng đầu tiên của Việt Nam đã vượt qua biết bao khó khăn thời chiến để “giữ vững ngòi bút” như “cầm chắc cây súng”, truyền lửa tinh thần cho những người làm báo thời đại mới.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động