Thứ năm 23/01/2025 08:22

Giai đoạn 2023-2025 dự kiến có 52 huyện, 1.037 xã thuộc diện sắp xếp

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Bộ Nội vụ, từ nay tới năm 2025, dự kiến có 52 đơn vị hành chính cấp huyện, 1.037 đơn vị hành chính cấp xã có cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số nằm trong diện đề nghị sắp xếp.
Để bảo đảm tính khả thi của quy định, dự thảo nghị quyết quy định chặt chẽ tiêu chuẩn của đơn vị hành chính sau sắp xếp
Để bảo đảm tính khả thi của quy định, dự thảo nghị quyết quy định chặt chẽ tiêu chuẩn của đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà ký tờ trình gửi Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Bộ Nội vụ đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ hoàn thành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% quy định.

Ngoài ra, những đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định cũng nằm trong diện sắp xếp, sáp nhập trong 3 năm tới.

Theo Bộ Nội vụ, trong 705 đơn vị hành chính cấp huyện hiện nay chỉ có 127 đơn vị (hơn 18%) đáp ứng cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số; cấp xã có 2.438/10.599 đơn vị (23%) đủ 2 tiêu chuẩn. Hàng trăm huyện không đủ tiêu chuẩn sẽ nằm trong diện sắp xếp gồm: 52 đơn vị có cả hai tiêu chuẩn chưa đạt 70%; 19 đơn vị có cả hai tiêu chuẩn chưa đạt 60%; 453 đơn vị cả hai tiêu chuẩn đạt từ 50% trở lên; 8 đơn vị có cả hai tiêu chuẩn chưa đạt 50%. Số đơn vị cấp xã phải sắp xếp là 1.037 (chiếm 9,78%) vì có cả hai tiêu chuẩn chưa đạt 70%. Có 506 đơn vị cả 2 tiêu chuẩn chưa đạt 60%; 4.272 đơn vị có cả 2 tiêu chuẩn đạt từ 50% trở lên và 133 đơn vị có cả hai tiêu chuẩn chưa đạt 50%.

Cũng theo Bộ Nội vụ, thực tiễn có trường hợp vì các điều kiện khách quan mà đơn vị hành chính sau sắp xếp không bảo đảm các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số. Vì vậy, để bảo đảm tính khả thi của quy định, đồng thời, hạn chế tình trạng các địa phương đề xuất thực hiện sắp xếp hình thức, không bảo đảm tiêu chuẩn sau sắp xếp dẫn đến không đạt được mục tiêu đề ra, dự thảo nghị quyết quy định chặt chẽ tiêu chuẩn của đơn vị hành chính sau sắp xếp.

Trong đó, việc sắp xếp các đơn vị hành chính ngoài căn cứ vào tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số, còn phải chú trọng đến các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý tự nhiên, cộng đồng dân cư và tạo thuận lợi trong quản lý nhà nước, bảo đảm ổn định xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng.

Việc quy định các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đã có cân nhắc kỹ lưỡng và so sánh với tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số của các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp, bảo đảm sau khi kết thúc việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2030 thì đến năm 2030 đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cả nước về cơ bản đạt tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên theo quy định.

Khi đó sẽ không còn đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên dưới 30% hoặc có đồng thời cả hai tiêu chuẩn dưới 100% (trừ các trường hợp đặc thù). Bộ Nội vụ đề nghị Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc soạn thảo, trình dự thảo nghị quyết theo thủ tục rút gọn đồng thời với quá trình xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.

Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2019 - 2021. Đơn vị thuộc diện sắp xếp gồm các huyện, xã có diện tích tự nhiên và quy mô dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn; khuyến khích việc sắp xếp các đơn vị hành chính còn lại để giảm số lượng.

Giai đoạn này, toàn quốc đã sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị cấp xã, qua đó giảm được 8 huyện và 561 xã. Việc sắp xếp đơn vị hành chính đã giảm 3.437 cơ quan ở cấp xã và 429 cơ quan cấp huyện; tinh giản 3.595 biên chế cấp xã và 141 biên chế cấp huyện; giảm chi ngân sách giai đoạn 2019 - 2021 hơn 2.000 tỷ đồng.

Tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030
Hà Nội phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025
Phúc Nguyễn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Hà Nội tập trung lãnh đạo Đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 292-KH/TU về triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo Kết luận làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Tạo đồng thuận cao trong thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy

Ngày 20/1, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (T.Ư MTTQ) Việt Nam lần thứ hai, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng

Sáng 20/1, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động