Thứ năm 23/01/2025 14:04

Giao dịch qua sàn là cơ sở xác định giá đất?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Giá đất luôn là vấn đề làm “nóng” nghị trường khi Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân, nhà đầu tư. Để xác định giá đất tiệm cận với giá thị trường, tương xứng với giá trị mang lại, cần phải có dữ liệu thông tin về giá đất giao dịch thực tế trên thị trường. Bắt buộc giao dịch qua Sàn giao dịch bất động sản (BĐS) là cơ sở để cung cấp thông tin số liệu về giá chính xác nhất.
Giao dịch qua sàn là cơ sở xác định giá đất?
Thống kê cho thấy, vấn đề liên quan đến pháp lý chiếm tới 70% vướng mắc trong lĩnh vực bất động sản. Trong đó nổi bật là vướng mắc trong xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất,... Ảnh: Khánh Huy

Để hoàn thiện cơ chế xác định giá đất, Nghị quyết Trung ương quy định: Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất.

Giá đất tiệm cận với giá thị trường. Thiết lập mặt bằng giá tương xứng với giá trị mang lại. Phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai, chính sách tài chính đất đai. Không chỉ là mong muốn của cơ quan ban hành chính sách, mà còn là mong muốn của đại đa số người dân. Khung “giá đất thị trường" sẽ điều tiết thị trường, ngăn chặn đầu cơ, thổi giá, hạ giá nhà, đưa người dân gần hơn với giấc mơ an cư.

Cách đây 30 năm, Luật Đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn. Thị trường bất động sản chính thức được hình thành. Từ đó đến nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế, thị trường BĐS ngày càng chứng tỏ vai trò to lớn và quan trọng với nền kinh tế, nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân, nhà đầu tư cũng như các nhà hoạch định chính sách.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa ổn định, minh bạch, bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tồn tại cơ chế hai giá đất

Nguyên nhân xuất phát từ việc thị trường BĐS Việt Nam tồn tại cơ chế hai giá đất. Khung giá của nước và theo thị trường có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Giá đất quy định thấp hơn nhiều lần so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường là nguyên nhân chính gây thất thoát ngân sách, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và tạo kẽ hở cho tiêu cực tham nhũng, đầu cơ đất đai.

Thống kê cho thấy, vấn đề liên quan đến pháp lý chiếm tới 70% vướng mắc trong lĩnh vực bất động sản. Trong đó, nổi bật là vướng mắc trong xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất,...

Bên cạnh đó, theo thống kê của ngành thanh tra thì có khoảng gần 70% khiếu nại của công dân liên quan đến đất đai. Khung giá đất lâu nay không tính toán đúng thực chất giá trị tài sản đất đai nên tiền đền bù cho người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất chưa sát giá thị trường. Hậu quả là khiếu kiện khiếu nại, thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài, nhiều dự án bị đình trệ hàng chục năm, phải điều chỉnh tổng vốn đầu tư.

Đồng thời, sau hàng loạt vụ án sai phạm về đất đai, nhiều dự án phải "nằm” chờ thẩm định giá đất để tính tiền sử dụng đất. Cơ quan có thẩm quyền cũng "mỏi mắt" tìm các đơn vị tư vấn và thẩm định giá do các đơn vị này đang lo sợ rủi ro trong công tác định giá. Trong khi cán bộ sợ trách nhiệm do quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất chưa rõ ràng.

Ngoài ra, khung giá đất còn tạo kẽ hở cho nhà đầu tư khai “hai giá", các cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản thường kê khai giá trị giao dịch thấp hơn nhiều so với giá trị mua bán thực tế làm giảm số thuế phải nộp.

Mặc dù còn nhiều kẽ hở gây thất thu nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, nguồn thu tiền từ nhà, đất tại các địa phương tăng lên nhanh chóng và hiện đã chiếm tới 15 - 16% tổng thu ngân sách. Trong 5 khoản thu về nhà, đất hiện nay, bao gồm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, Thu tiền sử dụng đất và Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

Thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao nhất, xung quanh 80%, 4 khoản còn lại chiếm 20% - theo số liệu từ Công công khai ngân sách Nhà nước. Các khoản thu đất đai, nếu được truy thu chính xác và tận dụng tối đa sẽ tạo ra nguồn kinh phí rất lớn để xây dựng nâng cấp địa phương mà không dùng bất kỳ nguồn ngân sách nhà nước hay vốn vay nào.

Để đất đai được khai thác, sử dụng hiệu quả, trở thành nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất.

Mặc dù nhiều địa phương áp dụng hệ số K, đưa bảng giá đất sát hơn với giá thị trường. Tuy nhiên, việc xác định hệ số K còn có nhiều yếu tố chủ quan, có khả năng chưa bám sát đúng với giá thị trường, không phù hợp với một số trường hợp nhất định.

Bắt buộc giao dịch qua sàn là cơ sở để cung cấp thông tin số liệu về giá chính xác nhất?

Theo Hội Môi giới bất động sản, để xác định giá đất tiệm cận với giá thị trường, tương xứng với giá trị mang lại, cần phải có dữ liệu thông tin về giá trị bất động sản trên lịch sử chuyển nhượng thực tế, hoặc các giao dịch mua bán khác để so sánh và chứng thực. Bắt buộc giao dịch chuyển nhượng bất động sản qua sàn giao dịch, bắt buộc thanh toán qua ngân hàng và kiểm soát chặt chẽ hợp đồng giao dịch mua bán đất. Mọi thông tin giao dịch sẽ được niêm yết, công khai, minh bạch.

Thông qua sàn, 100% giao dịch bất động sản có thể trả qua ngân hàng, tránh tình trạng khai hai giá, thất thu ngân sách Nhà nước theo đề xuất của Bộ Tài chính, là cơ sở để cung cấp thông tin số liệu về giá chính xác nhất theo chủ trương mà Dự thảo Luật Đất đai 2022 đưa ra và được các lãnh đạo Bộ Xây dựng ủng hộ.

Khi có cơ sở dữ liệu đảm bảo giá đất quy định tiệm cận với mặt bằng giá thị trường, đảm bảo hài hòa giữa 3 bên: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Thị trường sẽ phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững hơn. Thị trường tốt sẽ tự điều tiết cán cân cung - cầu, đưa tài sản tới tay người dân với đúng giá trị thật, không gây thất thoát nguồn lực từ đất đai và tránh được rủi ro cho cán bộ thực hiện.

Bên cạnh đó, việc yêu cầu mua bán bất động sản qua sàn cũng sẽ giúp Nhà nước có công cụ quản lý thông tin về thị trường bất động sản, từ đó đưa ra các chính sách nhằm điều tiết kịp thời thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định.

Dấu hiệu phục hồi bất động sản Hà Nội sẽ Dấu hiệu phục hồi bất động sản Hà Nội sẽ "rõ nét" hơn vào quý III/2023
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động