Chủ nhật 20/04/2025 01:56

Góp ý sửa đổi Luật Thủ đô liên quan đến lĩnh vực văn hoá, giáo dục

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 1/7, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị góp ý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (SĐ) liên quan đến lĩnh vực văn hoá, giáo dục – đào tạo của dự thảo.

Góp ý sửa đổi Luật Thủ đô liên quan đến lĩnh vực văn hoá, giáo dục

Các đại biểu, chuyên gia có những đóng góp ý kiến chất lượng.

Tham gia hội thảo có đại diện: Bộ Văn hoá, thể thao – Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ pháp luật dân sự kinh tế). Lãnh đạo các Sở của TP: Tư pháp, Văn hoá và Thể thao, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch kiến trúc, Tài nguyên - Môi trường.

Tiến sỹ Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội di sản Văn hoá Việt Nam và các chuyên gia Luật Thủ đô của Thành phố; Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn; TS. Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn; TS. Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Dương Văn Cương; Tiến sĩ, Trưởng ban Pháp luật Nhà nước Lê Thiều Hoa, tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu, chuyên gia đã đóng góp sôi nổi, nhiều ý kiến chất lượng.

Lĩnh vực văn hoá

Về vấn đề văn hoá, các ý kiến thống nhất, đề nghị chỉnh lý Điều 23 (Bảo vệ và phát triển văn hoá), khoản 1 dự thảo Luật, góp ý như sau: “Việc bảo vệ và phát triển văn hoá Thủ đô phải xứng tầm với lịch sử, văn hoá và truyền thống nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thế của Thủ đô và dân tộc, Hà Nội thực sự là Thủ đô văn hiến, trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước và xây dựng văn hoá người Hà Nội thanh lịch, văn minh, trở thành nguồn lực mới cho phát triển Thủ đô…”.

Với Khoản 2 (Các di sản văn hoá, khu vực sau đây trên địa bàn Hà Nội phải được tập trung nguồn lực để bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá) Điều 23, các ý kiến đề xuất sửa:

a. Di sản văn hoá (được Unesco ghi danh): Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại; Di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp; Di sản tư liệu, chương trình Ký ức thế giới;

b. Di sản văn hoá quốc gia: Di tích quốc gia đặc biệt, Di tích quốc gia, Bảo vật quốc gia, di sản văn hoá phi vật thể được ghi danh trên địa bàn Thủ đô;

c. Di sản văn hoá của thành phố: Di tích cấp Thành phố; Di sản văn hoá phi vật thể trong danh mục được kiểm kê;

Khoản 3, Điều 23 các ý kiến góp ý cần sửa đổi là: “Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô; Tổ chức các sự kiện, văn hoá, thể thao, du lịch, triển lãm và phát triển các sản phẩm văn hoá, du lịch có thương hiệu mang tầm quốc tế. Hàng năm, ngân sách Thành phố bố trí tối tiểu từ 2% chi phát triển văn hoá”.

Liên quan đến khoản 7 (Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội quy định), Điều 23, các ý kiến thống nhất kiến nghị điều chỉnh:

a. Phạm vi hỗ trợ, mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành của Trung ương theo khả năng cân đối ngân sách của Thành phố Hà Nội đối với nghệ sỹ, nghệ nhân, vận động viên, huấn luyện viên tài năng đạt giải thể thao thành tích cao; người thực hành di sản văn hoá phi vật thể; việc truyền dạy cho đội ngũ kế cận; hoạt động quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể; hoạt động truyền dạy, thực hành, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể;

Góp ý sửa đổi Luật Thủ đô liên quan đến lĩnh vực văn hoá, giáo dục
Ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phát biểu góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (SĐ)

b. Chế độ tôn vinh đối với nghệ nhân di sản văn hoá phi vật thể;

c. Biện pháp khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hoá, hệ thống nhà hát, quảng trường, tượng đài, công viên, bảo tàng, vườn hoa, khu vui chơi giải trí, tổ hợp thể thao, trung tâm hội chợ triển lãm và bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn Thủ đô…

Khoản 4 , 5, 6, chuyên gia cũng đề xuất sửa đổi một số nội dung.

Lĩnh vực giáo dục

Liên quan đến lĩnh vực giáo dục, Điều 24 (Pháp triển giáo dục và đào tạo), khoản 1, dự thảo Luật, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo góp ý điều chỉnh, sửa đổi bổ sung thành:

“Xây dựng hệ thống giáo dục Thủ đô là hệ thống giáo dục mở, công bằng và bình đẳng, phục vụ cho mục tiêu học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô và phục vụ mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng và khả năng sáng tạo của mỗi người học, tạo lập thế hệ học sinh Thủ đô giàu khát vọng, có đủ phẩm chất, năng lực, trí tuệ, kỹ năng hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Thủ đô theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá hội nhập quốc tế. Giáo dục Thủ đô phải là “trung tâm lớn tiêu biểu của cả nước về đào tạo chất lượng cao, thích ứng quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo, hội nhập quốc tế”.

Các ý kiến tại hội thảo đề xuất bỏ khoản 2 Điều 24 (Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo nguyên tắc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước). Các chuyên gia lý giải, Điều 11 Luật Giáo dục Đại học đã có quy định.

Tại khoản 3 Điều 24 (Dự án đầu tư thành lập mới cơ sở giáo dục mầm mon, giáo dục phổ thông chất lượng cao, cơ sở giáo dục thông minh, cơ sở giáo dục tiên tiến, hiện đại có nhiều cấp học; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông tại các vùng sâu, vùng khó khăn về kinh tế - xã hội trên địa bàn Thủ đô được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật này), dự thảo Luật, đại diện Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội, nêu, đề nghị bổ sung cụm từ “các nội dung” vào trước cụm từ “quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật này.

Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (SĐ, BS năm 2020), Bộ Tư pháp đăng tải Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (SĐ) và trân trọng xin ý kiến các cơ quan, tổ chức và người dân về hồ sơ Đề nghị. Quý cơ quan, tổ chức và các cá nhân quan tâm có thể đóng góp ý kiến trực tiếp tại Mục Lấy ý kiến dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp hoặc gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về Bộ Tư pháp (qua Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật) số 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội trước ngày 20/11/2022.

https://moj.gov.vn/dtvb/Pages/chi-tiet.aspx?itemid=619

Dự thảo Luật Thủ đô (SĐ): Đề xuất xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến và hiện đại
Các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội cho Thủ đô phải tuân thủ với Hiến pháp 2013
Sửa đổi Luật Thủ đô: Tạo đột phá để Hà Nội phát triển bền vững, xứng tầm
Nhật Nam - Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng chỉ đạo xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả; giảm 30% tiền thuê đất năm 2024... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12 - 18/4/2025.
Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô 2024: thúc đẩy phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 không đơn thuần là một bộ khung pháp lý mà còn là lời khẳng định khát vọng phát triển toàn diện của Thủ đô ngàn năm văn hiến, đặc biệt trong ba trụ cột văn hóa, thao thể và du lịch.
Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Tập trung hoàn thiện thể chế, tạo động lực phát triển kinh tế

Ngày 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, tập trung thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án luật quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động