Hà Nội chú trọng công tác phòng, chống sốt xuất huyết
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Theo đó, Sở đặt mục tiêu giảm số bệnh nhân mắc SXH ghi nhận trong năm, không để dịch bệnh bùng phát thành dịch lớn; đồng thời hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong do SXH gây ra. Các quận huyện giảm tỷ lệ mắc theo từng khu vực nhằm giảm 10% tỷ lệ mắc SXH Dengue/100.000 dân so với tỷ lệ mắc trung bình tại Hà Nội quy mô thành phố giai đoạn 2009 - 2018, giảm từ 132 trường hợp/100.000 dân xuống dưới 119 trường hợp/100.000 dân (dưới 9.264 trường hợp). Khống chế tỷ lệ chết/mắc dưới 0,02% quy mô toàn Thành phố. Khống chế không để dịch lớn xảy ra.
Để thực hiện mục tiêu trên, Sở yêu cầu các quận huyện lưu hành nặng về SXH xây dựng kế hoạch phòng chống SXH 5 năm liên tục bằng kinh phí địa phương. Kiện toàn lại các đội chống dịch cơ động, bố trí đủ và ổn định nhân lực tham gia công tác phòng chống dịch tại các vị trí để đáp ứng công tác giám sát, điều tra, xử lý dịch. Thành lập mạng lưới cộng tác viên SXH tại tất cả các xã, phường, thị trấn, mỗi cộng tác viên phụ trách không quá 80 hộ gia đình, bao gồm cả các khu vực công cộng. Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động chủ động phòng chống dịch các cấp.
Tổ chức giám sát chặt chẽ, đồng bộ tình hình bệnh nhân, vi rút nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn. Thu thập mẫu máu 100% các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh SXH xuất hiện đầu tiên tại các xã phường để chẩn đoán xác định ca bệnh và ổ dịch.
Tổ chức giám sát thường xuyên, định kỳ các chỉ số muỗi, bọ gậy, tình trạng dụng cụ chứa nước tại các xã, phường, thị trấn trong từng khu vực dịch tễ về dịch bệnh SXH. Khi phát hiện chỉ số côn trùng cao cần tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai ngay các hoạt động chủ động chống dịch như tuyên truyền, tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động phòng dịch.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại