Thứ sáu 24/01/2025 03:42

Hà Nội đảm bảo giải quyết việc làm mới cho 156.000 lao động

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 156.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,2% trong năm 2020, một trong những giải pháp mà UBND TP Hà Nội đưa ra là phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm; tăng cường xuất khẩu lao động.

Tại Kế hoạch số 08/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn TP Hà Nội năm 2020, UBND TP chỉ đạo triển khai các nhóm giải pháp trọng tâm gồm: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo việc làm, trong đó tiếp tục thực hiện tái cơ cấu và phát triển ngành công nghiệp; phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ hiệu quả, bền vững…

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề; phát triển chương trình giáo dục tiếp cận dần với trình độ tiên tiến khu vực và quốc tế; đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; triển khai hiệu quả dạy nghề cho nông thôn; sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc TP theo hướng giảm đầu mối, nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả hoạt động;

Giải pháp phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm. Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động. Nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách TP ủy thác qua chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội.

Đó là một trong những nội dung chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND TP Hà Nội trong tuần từ 6-1 đến 13-1-2020.

Trong tuần qua, UBND TP Hà Nội cũng ban hành Quyết định số 128/QĐ-UBND về việc sáp nhập, đặt tên và đổi tên thôn, tổ dân phố thuộc 12 huyện, thị xã trên địa bàn TP năm 2019.

Cụ thể, huyện Ba Vì: sáp nhập 13 thôn để thành lập 6 thôn mới; huyện Chương Mỹ: sáp nhập 19 thôn để thành lập 9 thôn, tổ dân phố mới; huyện Gia Lâm: sáp nhập 13 thôn để thành lập 6 thôn, tổ dân phố mới; huyện Mê Linh: sáp nhập 6 thôn để thành lập 3 thôn, tổ dân phố mới; huyện Phú Xuyên: sáp nhập 6 thôn để thành lập 3 thôn, tổ dân phố mới; huyện Phúc Thọ: sáp nhập 31 thôn để thành lập 16 thôn, tổ dân phố mới; huyện Quốc Oai: sáp nhập 12 thôn để thành lập 6 thôn mới; huyện Sóc Sơn: sáp nhập 30 thôn để thành lập 14 thôn, tổ dân phố mới; huyện Thạch Thất: sáp nhập 134 thôn để thành lập 60 thôn mới; huyện Thanh Trì: sáp nhập 35 thôn để thành lập 14 thôn, tổ dân phố mới; huyện Thường Tín: sáp nhập 4 thôn để thành lập 02 thôn mới; thị xã Sơn Tây: sáp nhập 45 tổ dân phố để thành lập 20 thôn, tổ dân phố mới.

ha noi dam bao giai quyet viec lam moi cho 156000 lao dong

Thực hiện đổi tên 53 thôn, tổ dân phố với huyện Phúc Thọ. đổi tên 41 thôn, tổ dân phố; huyện Thạch Thất đổi tên 12 thôn.

UBND TP giao UBND các huyện, thị xã trên có trách nhiệm chỉ đạo UBND các xã, phường trên địa bàn phổ biến, quán triệt quyết định đến các thôn, tổ dân phố; thực hiện quy trình kiện toàn các chức danh thôn, tổ dân phố theo quy định; giải quyết chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách do thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố.

Đồng thời, trong tuần qua UBND TP đã bãi bỏ 3 Danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: Thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường/phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản; Thủ tục cấp, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

UBND TP cũng đã ban hành Triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2020. Trong đó, giao Sở VH-TT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng các đề án, kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm chung trong năm 2020 và đề án, kế hoạch kỷ niệm các sự kiện quan trọng.

Các sở, ban, ngành phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục; tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy… phục vụ các hoạt động trong các dịp lễ, kỷ niệm và thực hiện nếp sống văn minh đô thị.

Đặc biệt, UBND TP đã đề xuất ban hành Nghị quyết HĐND TP về chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường (bao gồm nâng mức xử phạt). Chủ tịch UBND TP yêu cầu các công ty vệ sinh môi trường phải đảm bảo sạch sẽ, không để rác rơi vãi chất thải trong quá trình vận chuyển; thu gom rác ở các dải phân cách trên các tuyến đường; cải tiến đầu phun của các xe tưới nước rửa đường đảm bảo hiệu quả, phù hợp.

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở KH&ĐT, Sở TN&MT xây dựng hồ sơ, tiêu chí đấu thầu để thực hiện cho giai đoạn tiếp theo ngay từ bây giờ, đảm bảo các yêu cầu: Một địa bàn gồm 1 hoặc nhiều quận, huyện, thị xã liền nhau, thuận lợi về giao thông để thu gom, vận chuyển rác; mỗi địa bàn chỉ nên có 1 đơn vị thực hiện cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường.

Giao Sở Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, điều hành việc thu gom vận chuyển rác bằng công nghệ thông minh; nâng cấp các trạm cân, lắp đặt camera giám sát hành trình để kiểm soát xe vận chuyển rác, không để việc vận chuyển lẫn lộn các loại rác, không đáp ứng yêu cầu phân loại rác của nhà máy xử lý rác.

Đối với việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các ao, hồ: giao Sở Xây dựng tiếp tục kiểm tra, rà soát các hồ ô nhiễm; đôn đốc các quận, huyện, thị xã, các đơn vị tiếp tục xử lý ô nhiễm môi trường nước, nạo vét bùn tại các hồ, ao trên địa bàn.

Về việc đầu tư các nhà máy xử lý bùn thải: Giao Sở KH&ĐT, Sở Xây dựng khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thiện thủ tục lựa chọn 30-50 vị trí để lắp đặt trạm quan trắc môi trường theo dự án đã được phê duyệt, hoàn thành trong quý 1-2020. Phối hợp với Sở Y tế đề xuất xây dựng nội quy, quy chế công bố thông tin quan trắc và chỉ số chất lượng không khí để cảnh báo cho người dân. Hệ thống công bố thông tin phải tuân thủ tiêu chí, tiêu chuẩn của Bộ TN&MT.

Giao UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, vận động các hộ kinh doanh ăn uống, người dân không sử dụng bếp than tổ ong. Tiếp tục thực hiện chương trình trồng cây xanh đúng theo Kế hoạch của TP.

Giao Sở Xây dựng, Sở Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND TP trình HĐND TP ban hành nghị quyết về Chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả nâng mức xử phạt); Đơn giá xả nước thải trên địa bàn TP; Quy trình lấp giếng khoan khi dừng khai thác nước ngầm.

UBND cũng yêu cầu báo cáo kết quả xử lý vi phạm khai thác cát trái phép trên sông Cà Lồ (địa phận huyện Đông Anh và Sóc Sơn) trước ngày 25-1-2020.

T. An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động