Thứ sáu 24/01/2025 07:34

Hà Nội: Thu ngân sách đạt 216,9 nghìn tỷ đồng trong 10 tháng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngay sau khi các biện pháp phòng chống dịch được nới lỏng, kinh tế Hà Nội đã bắt đầu phục hồi với nhiều tín hiệu đáng mừng. Theo số liệu thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thủ đô đến hết tháng 10 ước tính thực hiện 216,9 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt hơn 197 nghìn tỷ đồng. Xét riêng thu nội địa, thu từ thuế thu nhập cá nhân của Hà Nội đứng thứ 3 với khoảng 26,564 nghìn tỷ đồng trong cùng giai đoạn.
Hà Nội: Thu ngân sách đạt 216,9 nghìn tỷ đồng trong 10 tháng
Hà Nội: Thu ngân sách đạt 216,9 nghìn tỷ đồng, tăng gần 10% trong tháng 10

Cục Thống kê thành phố Hà Nội vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021.

Năm 2020 là một năm khó khăn đối với nên kinh tế cả nước nói chung và kinh tế Hà Nội nói riêng. Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã thực hiện hàng loạt các hoạt động phòng chống dịch bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến nên kinh tế. Sang tháng 10, hàng loạt các biện pháp đã được nới lỏng đã giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển trở lại. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đến hết tháng 10 ước tính thực hiện 216,9 nghìn tỷ đồng, đạt 92,1% dự toán Trung ương giao và tăng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ đều khởi sắc. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 ước tính tăng 10,2% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành công nghiệp có chỉ số IIP 10 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ tăng 14,7%; sản xuất trang phục tăng 14,2%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 13,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 8,2%.

Ngành nông nghiệp cũng không hề thua kém, hàng loạt các biện pháp hỗ trợ đã giúp người nông dân “vượt dịch” thành công. Thành phố đã hoàn thành thu hoạch 74 nghìn ha lúa vụ mùa, đạt 96,1% diện tích gieo cấy. Năng suất lúa ước tính đạt 58,4 tạ/ha, tăng 1% so với vụ mùa năm trước. Thành phố đã gieo trồng được 4.250 ha ngô vụ đông, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Thành phố hiện có gần 160 nghìn trâu bò các loại; 1,38 triệu con lợn. Tất cả các chỉ số đều tăng so với năm 2020.

Doanh thu thương mại, dịch vụ tháng 10 tăng mạnh so với tháng trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước tính đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 59,8% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 440 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Từ đầu năm đến hết tháng 10-2021, thành phố đã giải ngân vốn ngân sách đạt 32,3 nghìn tỷ đồng, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước và bằng 63,7% kế hoạch năm.

Bên cạnh nông nghiệp, cộng nghiệp thì giao thông vận tải cũng là một trong những lĩnh vực được quan trọng. Dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (đoạn Nhổn-Ga Hà Nội), có chiều dài 12,5km, gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm với tổng mức đầu tư 32,9 nghìn tỷ đồng.

Theo báo cáo tiến độ thực hiện các gói thầu phần trên cao đạt trên 90%; việc giải phóng mặt bằng các ga ngầm cơ bản hoàn thành và 10/10 đoàn tàu đang được chạy thử nghiệm.

Dự kiến thời gian tới, 10 đoàn tàu sẽ chạy liên tục tại các ga trên cao với chiều dài 8,5km đoạn Nhổn-Cầu Giấy.

Dự án đường Vành đai 2 đoạn cầu Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở, đến nay, tiến độ toàn dự án ước đạt trên 80% khối lượng công việc; đã hoàn thành đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến cầu Mai Động và đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở.

Dự án đường Vành đai 2 trên cao đang được nhà thầu khẩn trương triển khai thi công để kịp đảm bảo tiến độ.

Dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) có tổng mức đầu tư hơn 2,5 nghìn tỷ đồng. Cầu có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4 km, được khởi công từ đầu năm 2021.

Đến nay, nhà thầu đã hoàn thành khoan nhồi nhiều trụ cầu và đang hoàn thiện mặt bằng đường dẫn lên cầu.

Cũng theo thống kê mặc dù từ đầu năm, toàn thành phố thu hút 1,2 tỷ USD vốn FDI. Trong tháng 10, có 2.298 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 37,1 nghìn tỷ đồng, tăng 71%; thực hiện thủ tục giải thể cho 292 doanh nghiệp, tăng 48%; 1.332 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 81%; 1.060 doanh nghiệp trở lại hoạt động, gấp hai lần cùng kỳ năm trước.

Từ những số liệu trên ta thấy Hà Nội về cơ bản đã “vượt dịch” thành công khi những chỉ số kinh tế - xã hội vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020, riêng tháng 10, nhiều chỉ số tăng mạnh so với thời gian trước đó.

Đây chính là những tín hiệu đáng mừng cho thấy kinh tế xã hội đang dần phục hồi sau đại dịch.

Hồng Đức
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động