Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh minh họa |
Trả lời:
Tại Điều 58 Luật Du lịch quy định về hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch như sau:
“1. Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
2. Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:
a) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;
b) Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;
c) Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.”
Theo quy định trên, phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch. Nếu bạn được cấp thẻ hướng hướng dẫn viên du lịch tại điểm du lịch X của tỉnh A, tức là bạn chỉ được hoạt động tại điểm du lịch X của tỉnh A. Nếu bạn sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm đó để hoạt động ở điểm khác là vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 58 Luật Du lịch. Hành vi vi phạm hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch:
“Điều 9. Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch
...
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn thẻ hướng dẫn viên du lịch;
c) Hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định.”
Như vậy, hành vi trên của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy đinh quy định tại điểm c khoản 6 Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP. Áp dụng khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại Điều 9 áp dụng đối với cá nhân, và Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”, xác định mức trung bình khung tiền phạt đối với hành vi hoạt động hướng dẫn du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch theo quy định là 12.500.000 đồng.
Ngoài ra khi cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trên còn phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 9 Nghị định 45/2019/NĐ-CP “Tước quyền sử dụng thẻ hướng dẫn viên du lịch trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng”
Và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: “Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại