Học sinh học tốt, giáo viên tự tin đổi mới
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHọc sinh hoàn thành tốt yêu cầu môn học
Dự giờ một số tiết học của học sinh lớp 1 tại trường tiểu học xã Nhân Thịnh (huyện Lý Nhân), Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ kiểm tra ngẫu nhiên một vài em về khả năng đọc viết, tính toán, các năng lực giao tiếp và hợp tác, làm việc nhóm… Tất cả học sinh được hỏi đều có thể đọc trơn (không cần đánh vần) rõ ràng, trôi chảy đoạn văn theo yêu cầu, nghe rồi viết lại được một số câu ngắn, biết cộng trừ trong phạm vi 10. Trong số này, một vài học sinh có năng lực ngôn ngữ, toán học, giao tiếp rất tốt, một số còn chút rụt rè.
Trao đổi về kết quả kiểm tra định kỳ học kỳ I của học sinh lớp 1, cô giáo Phạm Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: 100% học sinh đều hoàn thành và hoàn thành tốt các yêu cầu của môn Tiếng Việt; 95% học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt yêu cầu của môn Toán.
“Kết thúc học kỳ I, cơ bản học sinh lớp 1 đã biết đọc thông viết thạo; các môn học khác cũng đạt được mục tiêu theo kế hoạch nhà trường đề ra. So với các năm trước thì chất lượng giáo dục ở một số môn của học sinh lớp 1 năm nay tốt hơn; dễ thấy nhất là ở môn Tiếng Việt. Nếu chương trình cũ phải hết tuần 22 học sinh mới học xong vần thì với chương trình giáo dục phổ thông 2018, kết thúc tuần 18 học sinh đã đọc được hết rồi. Lúc tổ chức kiểm tra giữa kỳ, chúng tôi cứ lo là không biết khả năng đọc của học sinh đến đâu, có thể đọc được yêu cầu của đề không. Nhưng thực tế kiểm tra đã cho thấy rằng, các em đều đọc, viết tốt và đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình, môn học”, Hiệu trưởng Phạm Thị Thu Hiền nói.
|
Điều khiến giáo viên, phụ huynh phấn khởi nhất sau một học kỳ thực hiện chương trình mới, là học sinh đến trường rất vui, tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập. Các em cũng mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết tự học, tự chủ, tự giác làm một số việc nhỏ… Kết quả tích cực ban đầu của chương trình giáo dục phổ thông mới này, khiến các giáo viên từ tâm trạng lo lắng ban đầu nay đã yên tâm, phấn khởi và có động lực tốt hơn để tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nam, Phòng GD&ĐT các huyện và hiệu trưởng nhiều trường tiểu học, nhiều ý kiến cũng cho biết, kết quả sau 1 học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 là rất tích cực. Hầu hết học sinh đều đã biết đọc, biết viết. Các năng lực, phẩm chất khác như: chăm chỉ, trách nhiệm; năng lực tính toán, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác… đã được hình thành và từng bước phát triển tốt ở học sinh.
“Đến thời điểm này có thể đánh giá, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 đã có những thành công nhất định. Các giáo viên đều đánh giá học sinh học theo chương trình này tiến bộ hơn học trò học chương trình giáo dục phổ thông cũ, kể cả ở việc tiếp thu kiến thức và hình thành, phát triển các năng lực phẩm chất cần thiết khác”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam Phạm Anh Tuấn nói.
Tiếp tục chuẩn bị tốt cho lớp 2, lớp 6
Để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam cho biết, địa phương đã tập trung nguồn lực để chuẩn bị các điều kiện thực hiện; trong đó ưu tiên những gì tốt nhất, từ đội ngũ nhà giáo đến cơ sở vật chất cho học sinh lớp 1. Từ đầu học kỳ I, Sở đã chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng GDĐT và các trường phổ thông tiến hành rà soát, củng cố, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện chương trình mới. Sở đã tiến hành kiểm tra tình hình chuẩn bị và triển khai chương trình ở nhiều cơ sở giáo dục, nhằm hỗ trợ, hướng dẫn các nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chuẩn bị cho lớp 2, lớp 6 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm học 2021-2022, các nhà trường của tỉnh Hà Nam từ sớm đã lên danh sách giáo viên dạy các lớp học học cho năm học mới. Trên cơ sở đó, từng nhà trường và địa phương tiếp tục triển khai nhiều hoạt động bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, giúp thầy cô hiểu đúng, nắm chắc chương trình tổng thể, chương trình môn học, các nội dung, yêu cầu mới, cũng như quyền tự chủ chuyên môn của giáo viên để thực hiện hiệu quả.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị địa phương tiếp tục tạo điều kiện để học sinh được học tập trong môi trường giáo dục chất lượng. Theo đó, từ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, các nhân viên và hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định đảm bảo chất lượng mà Bộ GD&ĐT đã đề ra.
|
Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa là chủ trương lớn, với nhiều đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, nên từng thầy cô trong các nhà trường từ tiểu học, THCS, THPT cần tự bồi dưỡng và được tham gia các lớp tập huấn để hiểu sâu, nắm chắc và linh hoạt thực hiện hiệu quả chương trình.
“Nhân tố quyết định thành công của giáo dục theo Nghị quyết 29, chính là đội ngũ giáo viên. Tinh thần đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 do đó lan truyền từ Bộ đến Sở, đến các trường phổ thông, nhưng quan trọng nhất là phải tới và ngấm vào từng giáo viên. Bộ GD&ĐT rất chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên để triển khai chương trình mới này. Đề nghị các địa phương, nhà trường và từng thầy cô cũng nêu cao nhận thức, trách nhiệm và tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đội ngũ để thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Tiếp tục tinh thần như khi chuẩn bị cho thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1, Thứ trưởng đề nghị ngành giáo dục tỉnh Hà Nam ưu tiên những gì tốt nhất về đội ngũ, cơ sở vật chất cho lớp 6 và lớp 2 để năm học sau áp dụng chương trình mới. “Phải rà soát lại toàn bộ đội ngũ về cơ cấu, số lượng và tập huấn bài bản cho tất cả các cán bộ, giáo viên; đặc biệt tập huấn riêng cho giáo viên lớp 6 dạy môn tích hợp để thầy cô được chuẩn bị tốt nhất về tâm lý, sự hiểu biết, các kỹ năng; đồng thời luôn có sự hỗ trợ của các tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường để tự tin thực hiện hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu mới của chương trình”- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Chủ động chuẩn bị kỹ, chương trình mới, sách mới đang được triển khai tốt Năm 2020 - ngành giáo dục có nhiều việc quan trọng triển khai trong đó có đưa sách mới, chương trình mới vào lớp 1. ... |
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Khó khăn nhưng việc triển khai chương trình mới không thể chậm trễ Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã về làm việc và khảo sát việc ... |
Đa dạng các phương pháp đánh giá, vì sự tiến bộ của học sinh Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT Quy định đánh giá học (HS) sinh tiểu học. Thông tư được xây dựng trong bối ... |
Đảm bảo tiến độ, chất lượng bồi dưỡng giáo viên cho chương trình mới Ban quản lý chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ... |
Giáo dục vùng khó: Bình tĩnh, kiên trì có hướng đi phù hợp để thực hiện chương trình mới Thời gian vừa qua, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng nhiều đoàn công tác của Bộ GD&ĐT (GDĐT) đã có những buổi thăm và làm ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại