Thứ sáu 24/01/2025 03:52

Hội thảo trực tuyến lấy ý kiến góp ý 11 Án lệ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 16-7, TAND Tối cao phối hợp với UNDP và tổ chức Liên minh châu Âu tổ chức Hội thảo trực tuyến lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo Án lệ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ chủ trì hội thảo.

Tới dự hội thảo còn có các chuyên gia, các nhà khoa học của TAND Tối cao và đại diện Bộ Công an, Bộ Tư pháp, VKSND Tối cao; đại diện UNDP, phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam; cùng các Thẩm phán, các chuyên gia tại điểm cầu TP Hồ Chí Minh.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình và Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ chủ trì hội thảo.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ chủ trì hội thảo.

Nỗ lực ban hành Án lệ

Phát biểu khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết: Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, trong những năm vừa qua, TAND Tối cao đặc biệt quan tâm đến công tác lựa chọn, công bố Án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Kể từ Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28-10-2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng Án lệ đến nay, TAND Tối cao đã công bố được 43 Án lệ, trong đó có 07 Án lệ về hình sự, 23 Án lệ về dân sự, 08 Án lệ về kinh doanh, thương mại, 01 Án lệ về lao động, 02 Án lệ về tố tụng dân sự, 02 Án lệ về tố tụng hành chính. Đã hình thành tập quán vận dụng Án lệ, đây là tập quán tốt cần áp dụng và phát huy hơn nữa trong thời gian tới.

Việc lựa chọn Án lệ thời gian qua, mặc dù đã có những thành tựu nhưng so với yêu cầu thực tiễn đặt ra kết quả đó vẫn còn khiêm tốn, do vậy chúng ta cần làm việc tích cực hơn nữa để có nhiều Án lệ để Hội đồng Thẩm phán lựa chọn ban hành.

Tiếp tục triển khai công tác phát triển Án lệ năm 2021, thông qua hoạt động thường xuyên về rà soát, phát hiện Án lệ cũng như trên cơ sở đề xuất của chuyên gia, đã lựa chọn bước đầu được 11 Án lệ. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học TAND Tối cao đã xây dựng 11 dự thảo Án lệ trong các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính. Để đảm bảo các Án lệ được ban hành có chất lượng tốt, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, phát biểu ý kiến đối với nội dung từng dự thảo Án lệ. Ý kiến góp ý của các đồng chí là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao trong quá trình lựa chọn, thông qua Án lệ.

TAND Tối cao cũng đã đăng các dự thảo 11 Án lệ lên Cổng thông tin điện tử của TAND Tối cao và rất mong được sự đóng góp kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước, để TAND Tối cao lựa chọn được các Án lệ phục vụ công tác xét xử trong thực tiễn.

Chánh án cũng cảm ơn những đóng góp của các tổ chức quốc tế, thời gian qua đã đồng hành với TAND Tối cao trong các chương trình xây dựng pháp luật nói chung và ban hành án lệ nói riêng.

Hội thảo trực tuyến lấy ý kiến góp ý 11 Án lệ

Phát biểu tại hội thảo, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của TAND Tối cao Việt Nam trong việc hướng dẫn quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng Án lệ trong những năm qua. Hiện có tổng cộng 43 Án lệ đã được công bố trên trang web của TAND Tối cao là kết quả của nỗ lực này.

"UNDP tự hào đã đồng hành cùng TAND Tối cao trong việc xây dựng và áp dụng các Án lệ giúp làm rõ các vấn đề pháp lý khó và tạo cơ sở để áp dụng thống nhất pháp luật trong các trường hợp tương tự. Với gần 700,000 bản án đã được công bố trực tuyến, sự tham gia của công chúng trong quá trình này là rất quan trọng và tôi rất vui khi thấy rất nhiều thẩm phán, luật sư và chuyên gia pháp lý trên khắp Việt Nam tham gia hội thảo tham vấn hôm nay – có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện hệ thống Án lệ tư pháp", bà Caitlin Wiesen cho biết.

Các dự thảo Án lệ chất lượng

Tại hội thảo, các chuyên gia đã đóng góp ý kiến về các dự thảo Án lệ. Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cũng đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về các dự thảo Án lệ. Đồng thời cũng chỉ ra những bất cập trong nội tại các vụ án, những tình huống pháp lý cần phải cân nhắc khi lựa chọn.

Trong phần góp ý của mình, LS Phan Trung Hoài cũng nhất trí cao với các dự thảo Án lệ và đánh giá, các án lệ được lựa chọn có chất lượng dự án khá tốt, đáp ứng hầu hết các tiêu chí mà yêu cầu của xã hội đặt ra. Nội dung các Án lệ là những vấn đề thiết thực nhất với đời sống, điều chỉnh các quan hệ xã hội mà chúng ta vẫn thường gặp. Trong đó đáng chú ý là Án lệ từ số 9 đến số 11; riêng Án lệ số 6 là vấn đề được đông đảo người dân quan tâm. Vừa qua Liên đoàn luật sư Việt Nam cũng đã tổ chức hội thảo về đề đề tài này.

Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Thúy Hiền trong phần phát biểu của mình đã đồng tình, nhất trí với nhiều ý kiến các chuyên gia đóng góp. Đối với Án lệ hình sự 01, nguyên Phó Chánh án Nguyễn Thúy Hiền nhất trí lựa chọn vì việc thu hồi lại số tiền bất chính để làm rõ các tình tiết khác.

Từ những vụ án kinh tế, tham nhũng lớn thời gian qua cũng như kinh nghiệm của các nước trên thế giới thấy rằng họ rất chú trọng đến việc thu hồi tài sản. Vì vậy về mặt hoạch định chính sách chúng ta cũng cần chú ý đến các yếu tố kinh tế khắc phục hậu quả, thu hồi tài sản bất chính, vì điều đó đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội.

Còn đối với dự thảo Án lệ dân sự khác, nguyên Phó Chánh án Nguyễn Thúy Hiền cũng đã có những đóng góp quan trọng; đánh giá và phân tích sâu sắc về tình huống pháp lý của vụ án từ thực tiễn qua công tác xét xử của mình.

Hội thảo cũng đã nghe ý kiến đóng góp của PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc Chương trình Thạc sỹ hành chính công, Đại học Fulbright Việt Nam; ThS Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng, Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp; ThS Nguyễn Xuân Tĩnh, Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội.

Chuyên gia dự án Koica Nhật Bản tại Việt Nam cũng đóng góp ý kiến vào các dự thảo Án lệ. Theo đó, có 9 Án lệ được chuyên gia có ý kiến đóng góp. Chuyên gia Nhật Bản cũng khẳng định thời gian tới, mong muốn được đồng hành hợp tác hỗ trợ TAND Tối cao Việt Nam trong việc ban hành các Án lệ.

Phát biểu bế mạc hội thảo, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đã cảm ơn các ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học. Sau 01 buổi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội thảo của chúng ta đã thành công tốt đẹp, đạt được những mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Hội thảo cũng đã nghe các tham luận của các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn và chuyên gia pháp lý; nghe các ý kiến phát biểu góp ý đối với 11 dự thảo án lệ. Có thể nói, các ý kiến tham luận, trao đổi, góp ý hết sức thẳng thắn, cụ thể và sâu sắc, đóng góp quý báu cho TAND Tối cao trong quá trình lựa chọn, thông qua án lệ.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, trên cơ sở ý kiến góp ý của các đại biểu tại Hội thảo này, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học cần khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo án lệ để sớm đưa ra xin ý kiến Hội đồng tư vấn án lệ.

Thay mặt lãnh đạo TAND Tối cao, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cảm ơn Dự án UNDP, Liên minh châu Âu đã hỗ trợ TAND Tối cao tổ chức thành công Hội thảo; cảm ơn các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, nhà khoa học, các luật gia, luật sư… đã quan tâm, chia sẻ kinh nghiệm và đồng hành với TAND Tối cao trong việc nghiên cứu, phát triển án lệ tại Việt Nam thời gian qua.

Hội thảo trực tuyến lấy ý kiến góp ý 11 Án lệ

11 dự thảo Án lệ đưa ra lấy ý kiến

Có 11 dự thảo Án lệ đưa ra lấy ý kiến góp ý tại hội thảo liên quan đến các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế. Cụ thể:

Về hình sự: Dự thảo Án lệ số 01 về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “nộp lại tiền thu lợi bất chính” (Quyết định giám đốc thẩm số 03/2020/HS-GĐT ngày 22-4-2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về vụ án “Đánh bạc” và “Tổ chức đánh bạc” đối với bị cáo Hồ Công Nhật Q, Hồ Viết H, Nguyễn Mộng V).

Về hành chính: Dự thảo Án lệ số 02 về xác định quyết định hành chính ban hành không đúng thẩm quyền (Quyết định giám đốc thẩm số 06/2019/HC-GĐT ngày 02-4-2019 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về vụ án “Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai” giữa người khởi kiện là ông Thái Văn N với người bị kiện là Chủ tịch UBND tỉnh Đ).

Về dân sự có 9 Án lệ, bao gồm: dự thảo Án lệ số 03, 04, 05, 6, 7, 8, 9, 10 và 11.

Dự thảo Án lệ số 03 về quyền khởi kiện vụ án đòi lại tài sản của người được giao tài sản theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (Quyết định giám đốc thẩm số 481/2012/DS-GĐT ngày 25-9-2012 của Tòa Dân sự TAND Tối cao về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” tại tỉnh Thừa Thiên Huế giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn N với bị đơn là bà Nguyễn Thị T).

Dự thảo Án lệ số 04 về quyền được ưu tiên thanh toán của người trả nợ thay bên vay để giải chấp tài sản sau khi xử lý tài sản đó (Bản án phúc thẩm số 28/2018/DS-PT ngày 31-01-2018 về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” tại tỉnh Đắk Lắk giữa nguyên đơn là bà Hoàng Thị V, bà Phạm Thị Hồng T với bị đơn là ông Trần Đức T1 và bà Bùi Thị Kim H).

Dự thảo Án lệ số 05 về trường hợp sau khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất mà có tranh chấp về tài sản (Bản án phúc thẩm số 221/2019/DS-PT ngày 31-7-2019 của TAND TP Hà Nội về vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần T với bị đơn là anh Lê Hồng P, chị Phạm Thị Hồng L).

Dự thảo Án lệ số 06 về xác định quyền sở hữu đối với khu vực để xe ô tô của nhà chung cư (Bản án phúc thẩm số 82/2020/DS-PT ngày 06, 23-3-2020 của TAND TP Hà Nội về vụ án “Yêu cầu tuyên bố hợp đồng dịch vụ vô hiệu, yêu cầu công nhận quyền sở hữu tầng hầm” giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần đầu tư Xây dựng và phát triển đô thị S với bị đơn là Ban Quản trị tòa nhà hỗn hợp H).

Dự thảo Án lệ số 07 về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của hộ gia đình có hiệu lực một phần (Quyết định giám đốc thẩm số 22/2020/DS-GĐT ngày 23-4-2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất” giữa nguyên đơn là anh Vũ Ngọc K, anh Vũ Ngọc T, chị Vũ Thị Tường V với bị đơn là ông Trần Thiết H, bà Đào Thị M).

Dự thảo Án lệ số 08 về định đoạt quyền sử dụng đất trong diện quy hoạch (Quyết định giám đốc thẩm số 82/2020/DS-GĐT ngày 22-5-2020 của Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Dương Thái S với bị đơn là bà Phan Thị Tuyết N).

Dự thảo Án lệ số 09 về trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện tách thửa (Quyết định giám đốc thẩm số 133/2020/DS-GĐT ngày 08-7-2020 của Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp về đòi lại tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị O với bị đơn là ông Đặng Thanh N).

Dự thảo Án lệ số 10 về hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện về hình thức (Quyết định giám đốc thẩm số 171/2020/DS-GĐT ngày 24-7-2020 của Toà án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa nguyên đơn là ông Phan Q, Bà Lê Thị Bích T với bị đơn là ông Lê Văn D, ông Lê Sĩ T1, ông Khâu Văn S).

Dự thảo Án lệ số 11 về hiệu lực của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất khi chưa đăng ký quyền sở hữu04, 05 (Quyết định giám đốc thẩm số 231/2020/DS-GĐT ngày 30-9-2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp về thừa kế tài sản; tranh chấp về yêu cầu tuyên hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu” giữa nguyên đơn là bà Tống Thị U với bị đơn là ông Tống Thanh V).

Nhóm PV
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương khóa XIII

Trung ương thống nhất để đồng chí Trần Cẩm Tú tập trung thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Bí thư; bầu đồng chí Nguyễn Duy Ngọc giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Tổng Bí Thư Tô Lâm đã phát biểu khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, tập trung thảo luận 5 nội dung quan trọng, bao gồm tổng kết Nghị quyết 18, đề án tăng trưởng GDP năm 2025 và giai đoạn 2026-2030, công tác cán bộ và các vấn đề khác
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Sáng 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Sáng 22/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lương Tam Kỳ, đảng viên Đảng bộ phường Thành Công, quận Ba Đình.
Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Hà Nội tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đưa Thủ đô vững bước trong kỷ nguyên vươn mình

Ngày 21/1, tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã trình bày Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Hà Nội: quyết liệt chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả công tác vệ sinh môi trường

Ngày 21/1, phát biểu kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau nửa ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ TP đã hoàn thành toàn bộ nội dung và chương trình đề ra.
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.
Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài 3: Chống lãng phí phải quyết liệt như chống tham nhũng

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền tải thông điệp rất rõ ràng về chống lãng phí, tạo bầu không khí để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tham gia vào mặt trận chống lãng phí thực sự có hiệu quả.
Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Bài 4: “Không gì là không giải quyết được khi chúng ta quyết tâm”

Đó là lời khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại sự kiện gặp mặt các đại biểu văn nghệ sĩ nhân dịp cuối năm 2024 diễn ra ngày 30/12/2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động