Hướng dẫn về truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi liên quan đến thủy sản
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Chánh án Thường trực Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Trí Tuệ giới thiệu về Nghị quyết. Ảnh: B.L |
Do đó, theo đại diện TAND TC, việc truy cứu trách nhiệm hình sự các đối tượng này gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa đủ răn đe, nghiêm khắc. Mặt khác, còn xảy ra tình trạng một số DN xuất khẩu thủy sản hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu có dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Năm 2017, Việt Nam trở thành nước thứ hai trong khu vực Đông Nam Á bị Ủy ban châu Âu (EU) cảnh báo“Thẻ vàng” đối với thủy sản do vi phạm IUU. Bên cạnh đó, tàu cá Việt Nam vi phạm ở ngoài vùng biển Việt Nam đã bị các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan áp dụng những biện pháp cứng rắn như tiêu hủy tàu, bắt người, phạt tiền, gây nhiều khó khăn cho công tác bảo hộ công dân và quan hệ khu vực. Thực trạng này, nếu không sớm được khắc phục thì không những không gỡ được cảnh báo “Thẻ vàng” mà có nguy cơ bị cảnh báo “Thẻ đỏ” rất cao.
Theo đó, ngày 10/4/2024 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 32 - CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản, trong đó đề nghị Ban cán sự Đảng TAND TC lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong tổ chức và thực hiện Chỉ thị để “kịp thời điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng xuất khẩu”; “khẩn trương rà soát, hoàn thiện Chính sách pháp luật, bổ sung chế tài xử lý vi phạm”. Đồng thời, tại Nghị quyết số 52/NQ - CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ “kiến nghị TAND TC rà soát, hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật Hình sự trong xử lý hành vi liên quan đến khai thác thủy sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài”.
Để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, bảo đảm áp dụng đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật Hình sự cũng như đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong việc tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, không để ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản và sinh kế ngư dân ven biển, làm giảm uy tín, vị thế, hình ảnh của quốc gia, thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội, Hội đồng Thẩm phán TAND TC ban hành Nghị quyết số 04/2024/NQ - HĐTP “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản”. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán TAND TC thông qua ngày 12/6/2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2024.
Nghị quyết này gồm 11 Điều hướng dẫn áp dụng 10 điều của Bộ luật Hình sự liên quan đến các hành vi: xuất cảnh, nhập cảnh để khai thác thủy sản trái phép; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông để khai thác thủy sản trái phép; xâm phạm trong lĩnh vực thương mại thủy sản.
Đại diện TAND TC khẳng định, Nghị quyết này là căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống chính trị ở Trung ương và 28 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương ven biển tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển thủy sản để phòng chống việc khai thác thủy sản bất hợp pháp không báo cáo, không theo quy định. Đồng thời Nghị quyết cũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, hợp thức hóa hồ sơ đối với các lô hàng thủy sản.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại