Thứ sáu 24/01/2025 00:31

Huyện Gia Lâm tích cực đưa Đề án 06 vào cuộc sống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Đề án 06 huyện Gia Lâm tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Huyện Gia Lâm tích cực đưa Đề án 06 vào cuộc sống
Thượng tá Phạm Văn Hậu- Ủy viên BTV Huyện ủy, Trưởng Công an huyện Gia Lâm phát biểu tại Hội nghị giao ban về thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).

Triển khai sâu, rộng trong đời sống Nhân dân

Thời gian qua, Ban Chỉ đạo Đề án 06 huyện Gia Lâm đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản như Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 17/02/2022 của UBND Thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 22/4/2022 của UBND huyện Gia Lâm về việc thông tin, tuyên truyền thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Ban Chỉ đạo Đề án 06 của huyện Gia Lâm đã tổ chức hướng dẫn đến toàn bộ các đơn vị biết và thực hiện quá trình giải quyết thủ tục hành chính đến công dân, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn huyện; tiếp tục chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị làm sạch dữ liệu dân cư theo đúng chuyên môn, tiến độ đề ra; chỉ đạo Công an huyện tham mưu xây dựng, triển khai các văn bản thực hiện nhiệm vụ trọng tâm theo các kết luận; văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về việc thúc đẩy triển khai nhiệm vụ của Đề án.

Tính từ ngày 15/10 đến 14/11, về nhóm tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến 2.395 hồ sơ được yêu cầu giải quyết; tiếp nhận 1.547 hồ sơ; đã giải quyết và trả kết quả 1.448 hồ sơ.

Với nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội: có 341.885 trường hợp được cập nhật thông tin về tiêm chủng trên phần mềm; tổ chức cập nhật 5432 trường hợp theo Nghị quyết 68. Việc thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin tiêm chủng của công dân, người thuộc diện được hưởng trợ cấp lên phần mềm đã mang lại nhiều tiện ích cho cơ quan quản lý, cũng như tiện lợi cho người dân, phục vụ công tác xác minh công dân nhanh chóng, chính xác. Nhờ đó công tác an sinh xã hội được đảm bảo, góp phần ổn định đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội.

Trong tháng qua, Công an huyện Gia Lâm đã cấp 231.942 thẻ CCCD gắn chip; thu nhận được 160.415/215.109 hồ sơ cấp định danh cá nhân đạt 74, 57% chỉ tiêu Thành phố giao; tiến hành rà soát, điều chỉnh, cập nhật đối với các chủ hộ 34/35 trường hợp đạt 60,7%; làm sạch dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống” của công dân.

Về công tác thông tin tuyên truyền Đề án, các hoạt động tuyên truyền được thực hiện sâu, rộng bằng nhiều hình thức như truyền thông lưu động, phát tờ rơi, tuyên truyền qua các trang mạng xã hội Facebook, Zalo,...Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Đề án hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể của huyện và chính quyền các xã, thị trấn đẩy mạnh việc tuyên truyền trong thực hiện cấp thẻ CCCD gắn chíp, định danh điện tử. UBND các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền, phổ biến đến Nhân dân thực hiện đăng ký 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Tại các xã, thị trấn thành lập các điểm hướng dẫn, cài đặt VNEID, hướng dẫn sử dụng và kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Đặc biệt, tuyên truyền đến người dân mô hình “Ngày thứ ba không viết, không giấy hẹn”. Thời gian qua, mô hình này đã mang lại những hiệu quả thiết thực, được người dân đồng lòng ủng hộ vì các thủ tục được làm nhanh chóng trong vòng 2 giờ. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân về ý nghĩa, mục tiêu của việc triển khai thực hiện Đề án 06.

Chỉ đạo quyết liệt, nghiêm túc

Để đạt được những kết quả trên, Ban Chỉ đạo Đề án đã bám sát sự chỉ đạo các cấp; chỉ đạo quyết liệt, nghiêm túc; huy động được sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

Đáng chú ý, huyện đã chú trọng, đảm bảo đủ các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng, phần mềm, nguồn nhân lực, kinh phí để phục vụ đảm bảo triển khai có hiệu quả Đề án. Hiện nay hệ thống máy tính của Công an huyện gồm 167 máy tính; 102 máy in, 05 USB an toàn; 03 ổ cứng đảm bảo quản lý, vận hành, sử dụng, sửa chữa đúng theo quy định. Về nhân lực, huyện có 133 đồng chí cán bộ, chiến sĩ Công an được bố trí giao nhiệm vụ thực hiện các công việc theo Đề án.

Thời gian tới, Ban Chỉ đạo Đề án tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện cấp định danh điện tử, làm sạch giữ liệu dân cư, nghiêm túc quán triệt tới toàn thể cán bộ chiến dĩ không để các trường hợp chậm muộn trên hệ thống và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi đến giải quyết các thủ tục hành chính; đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và nguồn nhân lực tham gia vào quá trình thực hiện Đề án.

Ban chỉ đạo Đề án, cơ quan tham mưu nghiên cứu, lựa chọn một số điểm đề xuất triển khai thí điểm dịch vụ công trực tuyến tại Nhà văn hóa của Tổ dân phố, thí điểm 3 tháng phân công cán bộ trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ công dân khi thực hiện Thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công nhất là 25 dịch vụ thiết yếu.

Các cơ quan, đơn vị, phòng ban liên quan thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đưa ra các giải pháp nâng cao tỷ lệ thực hiện dịch vụ công trực tuyến đảm bảo tối thiểu 50% hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến trên cổng dịch vụ công đối với 10/25 dịch vụ công trực tuyến. Các dịch vụ còn lại của Thành phố đảm bảo tối thiểu 20%-30% hồ sơ được tiếp nhận trực tuyến trên cổng dịch vụ công.

Triển khai nhiều hoạt động sáng tạo, thực hiện có hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ
Quận đoàn Hoàng Mai chủ động, tích cực hỗ trợ thực hiện Đề án 06
Hà Nội đôn đốc thực hiện nhiệm vụ triển khai Đề án 06
Đề án 06 có tính lan tỏa cao, mang lại lợi ích thiết thực, hiệu quả
An Nhiên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động