Thứ năm 23/01/2025 02:47

Kết quả thi hành án dân sự năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính đạt được nhiều kết quả nổi bật. Công tác phối hợp được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh... nhờ đó, kết quả THADS năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, nhất là thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Kết quả thi hành án dân sự năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh thông tin tại cuộc họp báo. Ảnh: N.D

Chủ trì xây dựng trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Thủ đô

Ngày 16/01, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo và gặp mặt báo chí nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. Tham dự Chương trình có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý.

Theo báo cáo tại buổi họp báo, trong năm qua, công tác chỉ đạo, điều hành Bộ, ngành Tư pháp được thực hiện thống nhất, đồng bộ, theo đúng phương châm “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, năm 2024, Bộ Tư pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện 233 nhiệm vụ, đến nay đã hoàn thành 226 nhiệm vụ, đang tiếp tục thực hiện 7 nhiệm vụ có thời hạn trong năm 2025 và không có nhiệm vụ quá hạn.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc cho người dân được tăng cường, nhất là thực hiện các dịch vụ công trực tuyến liên thông về khai sinh, khai tử, xác nhận tình trạng hôn nhân… cho người dân, doanh nghiệp được quan tâm chú trọng, tăng cường; việc rà soát, đơn giản hoá TTHC được lãnh đạo Bộ chỉ đạo quyết liệt.

Cụ thể, năm 2024, Bộ Tư pháp đã ban hành 12 Quyết định công bố TTHC thuộc phạm vi quản lý của bộ. Trong đó đã công bố công khai 160 TTHC thuộc các lĩnh vực như: trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp.

Trong năm, Bộ Tư pháp phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành tham mưu Chính phủ tiếp tục dành nhiều thời gian để thảo luận, bàn về công tác xây dựng pháp luật tại các Phiên họp Chính phủ thường kỳ và 11 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng pháp luật; giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; thông qua 28 luật tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Kỳ họp thứ 7, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.

Riêng tại Bộ Tư pháp đã chủ trì xây dựng trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua các Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Công chứng và 1 nghị quyết tại kỳ họp thứ 7, kỳ họp thứ 8.

Công tác thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ…

Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá VBQPPL và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực tiễn và gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, kỷ cương…

Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã tham mưu Ban chỉ đạo họp 4 phiên; kiến nghị xử lý 71 nhóm nội dung tại 13 luật. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tư pháp, Ban chỉ đạo đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng 3 luật sửa đổi, bổ sung 13 luật. 3 dự án luật trên đã được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu, phân loại 153 kiến nghị từ kết quả rà soát với 43 luật, xem xét đánh giá các vướng mắc, bất cập cần xử lý đối với 5 luật và 7 nội dung…

Kết quả thi hành án dân sự năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay
Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý điều hành họp báo. Ảnh: N.D

Kết quả thi hành án dân sự năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Công tác theo dõi thi hành pháp luật nói chung và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành có nhiều đổi mới, mang lại hiệu quả tích cực. Cụ thể, ban hành Thông tư số 08/2024/TT-BTP ngày 15/8/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan trực tiếp thực hiện kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024…

Bộ Tư pháp đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2024 – 2030”; đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hoà giải viên ở cơ sở giai đoạn 2024 – 2030”; tổng kết, đánh giá 10 năm thi hành Luật Hoà giải cơ sở; đề án chuyển đổi số trong công tác PBGDPL giai đoạn 2024 – 2030…

Công tác tổ chức trợ giúp pháp lý tiếp tục được triển khai thực hiện hiệu quả. Phối hợp với các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Nổi bật như phối hợp với các cơ quan có liên quan sửa đổi quy định Luật TGPL và hoàn chỉnh nội dung TGPL trong các dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Phòng chống mua bán người….

Công tác truyền thông TGPL được thúc đẩy với nhiều phương phức khác nhau như tổ chức các đợt truyền thông trọng điểm về TGPL tại các tỉnh; xây dựng kịch bản các vụ diễn án, phóng sự về TGPL và phát sóng trên các kênh truyền hình, các tờ gấp pháp luật TGPL…

Công tác thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến công tác THADS, THAHC; thể chế THADS tiếp tục được hoàn thiện; công tác phối hợp với các bộ, ngành và cấp ủy địa phương tiếp tục được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành án, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác THADS... nhờ đó, kết quả THADS năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, nhất là thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tiếp tục được triển khai thực hiện nề nếp, kịp thời giải quyết nhu cầu của người dân, bám sát các quy định trong VBQPPL… Việc triển khai đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” được tập trung triển khai thực hiện, nổi bật là Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử tiếp tục được kết nối, chia sẻ dữ liệu thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tính từ ngày 1/1/2024 đến ngày 29/11/2024, hệ thống đã ghi nhận 1.658.002 dữ liệu đăng ký khai sinh, 593.825 dữ liệu kết hôn; 1.552.428 dữ liệu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; 580.440 dữ liệu khai tử…

Việc triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 được thực hiện đồng bộ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra. Điển hình là việc số hoá sổ hộ tịch và thực hiện liên thông 2 nhóm thủ tục hành chính gồm đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xoá đăng ký thường trú…

Công tác lý lịch tư pháp tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện, bám sát quy định của Luật LLTP. Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Công an trong việc cấp phiếu LLTP trên ứng dụng VneID qua đó góp phần tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết kịp thời yêu cầu cấp phiếu LLTP của người dân, doanh nghiệp và khắc phục được rất nhiều hạn chế về công tác này…

Hà Nội cho phép sử dụng bản sao chứng thực điện tử trong dịch vụ công trực tuyến Hà Nội cho phép sử dụng bản sao chứng thực điện tử trong dịch vụ công trực tuyến
Bổ sung thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn Bổ sung thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động