Đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên![]() |
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý tổ chức hội nghị “Tập huấn kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình và người dân tộc thiểu số” ngày 22/4/2025 tại Hà Nội. Ảnh: Thanh Hà |
Theo Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý Tô Thị Thu Hà, ngay sau khi hợp nhất, Cục đã khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, tập trung mọi nguồn lực để triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong các kế hoạch công tác, các chương trình, đề án đã được Lãnh đạo Bộ Tư pháp phê duyệt.
Trong thời gian tới, Cục sẽ đổi mới toàn diện các lĩnh vực công tác của Cục trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường chuyển đổi số và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Theo đó, Cục sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm: nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác những khó khăn, bất cập, tồn tại, hạn chế của công tác PBGDPL để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật PBGDPL bảo đảm khả thi, toàn diện, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Tổ chức các hoạt động triển khai ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới công tác PBGDPL và xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật trong cán bộ, Nhân dân; tập trung nghiên cứu, làm rõ nội hàm của văn hóa tuân thủ pháp luật trong bối cảnh mới; thực hiện quản lý Nhà nước, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, định hướng triển khai công tác PBGDPL tại các bộ, ngành, địa phương; triển khai các văn bản luật, nghị quyết mới được ban hành.
Cùng với đó, hoàn thiện thể chế công tác trợ giúp pháp lý nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong hoạt động trợ giúp pháp lý; cung cấp các dịch vụ trợ giúp pháp lý tư vấn ban đầu có sử dụng 100% công nghệ AI; xây dựng, kết nối, chia sẻ các dữ liệu cần thiết để thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý mà không yêu cầu người dân xuất trình giấy tờ; triển khai dự án đầu tư công về công nghệ thông tin trong trợ giúp pháp lý.
Đồng thời, hướng dẫn địa phương triển khai công tác hòa giải ở cơ sở trong bối cảnh tổ chức chính quyền 2 cấp, trong đó tập trung kiện toàn tổ hòa giải, hòa giải viên để bảo đảm hoạt động được triển khai bình thường; hướng dẫn địa phương tạm dừng đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2025; tham mưu Thủ tướng Chính phủ các giải pháp về thể chế trong công tác này; bám sát chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, DN ở vùng khó khăn, DN do phụ nữ làm chủ và DN tạo tác động xã hội; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân trên cơ sở đổi mới công tác này...
Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, với vai trò là đơn vị đầu mối quản lý công tác truyền thông chính sách, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý cần chủ động rà soát, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ trì xây dựng pháp luật để hoàn thiện phương án truyền thông ngay từ khâu đề xuất, soạn thảo.
Về công tác trợ giúp pháp lý, Cục cần cung cấp đầy đủ thông tin, xác định rõ các nội dung cần trao đổi trực tiếp, các nội dung cần kiến nghị để sửa đổi. Đối với công tác hòa giải ở cơ sở, cần tiếp tục triển khai đúng tiến độ và nội dung đã được phê duyệt, nhất là tại các địa phương đang thực hiện thí điểm, không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ở địa phương ảnh hưởng đến quá trình triển khai nhiệm vụ.
Về công tác chuẩn tiếp cận pháp luật, Bộ trưởng chỉ đạo cần bảo đảm các yếu tố không chồng chéo, đồng thời, cân nhắc việc đổi tên một số tiêu chí cho sát thực tiễn hơn. Về hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa, Bộ trưởng đề nghị không mở rộng phạm vi mà cần tập trung vào nhóm đối tượng trọng tâm. Đồng thời, rà soát lại các chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, lựa chọn nội dung ưu tiên bám sát các nhiệm vụ chính trị lớn của Đảng, Nhà nước. Bộ trưởng nhấn mạnh, hỗ trợ pháp lý không chỉ là nâng cao hiểu biết pháp luật cho DN, mà còn là kênh tiếp nhận, lắng nghe ý kiến từ DN để phản ánh trở lại, góp phần hoàn thiện thể chế.
![]() | Trợ giúp pháp lý đạt nhiều kết quả trong bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên ... |
![]() | Bảo đảm an ninh, an toàn về mặt pháp lý cho người yếu thế Hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL) góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng ... |

Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại