Thứ năm 23/01/2025 11:59

“Kháng thể” nào sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 đang gây ra những hệ quả hết sức nặng nề đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn quốc. Sức khỏe của doanh nghiệp đã bị suy giảm rõ rệt.

Doanh nghiệp đang dần kiệt sức và “cạn” tiền

Làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 đang gây ra những hệ quả hết sức nặng nề đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn quốc. Sức khỏe của doanh nghiệp đã bị suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên, vượt lên trên những thách thức, những doanh nghiệp có sự cam kết mạnh mẽ, bền bỉ, kiên trì theo đuổi chiến lược phát triển bền vững trong nhiều năm qua đã tự tạo ra được “kháng thể” trước đại dịch, duy trì ổn định hoạt động và tăng trưởng trong kinh doanh, hỗ trợ đắc lực cho Chính phủ, các cơ quan quản lý và cộng đồng trong việc thực hiện mục tiêu kép. “Bền để Vững” – đó chính là thông điệp được truyền tải xuyên suốt.

“Kháng thể” nào sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch?
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch điều hành Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD)

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch điều hành Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) nhận định: “Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, để sống chung và vượt qua đại dịch, mỗi doanh nghiệp cần phát huy nội lực của chính mình, thay đổi kế hoạch cũng như chiến lược để đảm bảo mục tiêu kép cho doanh nghiệp, vừa phòng chống dịch hiệu quả, đảm bảo sức khỏe, sự an toàn của nhân viên và khách hàng của mình, đồng thời duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần ưu tiên giải quyết vấn đề theo cả quan điểm kinh doanh lẫn quan điểm phát triển bền vững".

Ông Nguyễn Quang Vinh đánh giá qua 4 đợt dịch, doanh nghiệp đang dần kiệt sức và “cạn” tiền. “Nguyên nhân chính là do đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước. Nhìn từ góc độ phát triển bền vững, có thể thấy doanh nghiệp đang mất cân bằng giữa 3 trụ cột: vốn tài chính, vốn xã hội và vốn môi trường.

Thực trạng hiện nay cho thấy đại dịch đang ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nguồn vốn tài chính và nguồn vốn xã hội của doanh nghiệp. Cạn tiền và khủng hoảng nhân sự đang là những vấn đề cốt tử của doanh nghiệp hiện tại.

Bên cạnh yếu tố tác động tiêu cực từ đại dịch, thì khả năng quản trị rủi ro, quản trị khủng hoảng yếu kém cũng là một nguyên nhân lớn”, ông Nguyễn Quang Vinh chia sẻ.

Cũng theo đại diện VCCI, VBCSD, các doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển bền vững nói chung, và áp dụng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI) nói riêng đã cho thấy sức chống chịu tốt hơn hẳn so với mặt bằng chung.

Đó là những doanh nghiệp có sức bền dẻo dai hơn, nên khả năng phục hồi cũng cao hơn. Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận những kiến thức cập nhật về quản trị khủng hoảng, VCCI cùng đối tác kỹ thuật – Deloitte Việt Nam sẽ ra mắt phiên bản thứ hai của cuốn Cẩm nang Quản trị công ty - Ứng phó, Phục hồi và Phát triển thời khủng hoảng trong tháng 9-2021.

“Kháng thể” nào sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch?
Đại diện cho Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Dorsati Madani - chuyên gia Kinh tế cao cấp nhận định, báo cáo của WB đã chỉ ra rằng trong phạm vi quốc gia, việc kiểm soát được dịch bệnh và đẩy nhanh hoạt động tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng đối với triển vọng tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2022

Đại diện cho Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Dorsati Madani - chuyên gia Kinh tế cao cấp nhận định, báo cáo của WB đã chỉ ra rằng trong phạm vi quốc gia, việc kiểm soát được dịch bệnh và đẩy nhanh hoạt động tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng đối với triển vọng tăng trưởng trong giai đoạn 2021-2022.

Tăng trưởng kinh tế cũng sẽ phụ thuộc vào triển vọng phục hồi của các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc - những khu vực đang chứng kiến sự phục hồi kinh tế, giúp tạo ra động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.

Cũng theo bà Dorsati, kinh tế Việt Nam được kì vọng sẽ phục hồi trở lại vào quý 4-2021 và GDP ước tăng khoảng 4.8% trong năm nay, tuy nhiên vẫn có những rủi ro đe dọa tăng trưởng. Các chính sách sau của Chính phủ có thể giúp giảm bớt các rủi ro trong trung và dài hạn đối với nền kinh tế như: Giải quyết các hệ quả xã hội của khủng hoảng; Cảnh giác với những rủi ro trong việc nợ xấu gia tăng và chuyển rủi ro từ nền kinh tế thực sang khu vực tài chính; Cảnh giác với những rủi ro tài khóa.

“Kháng thể” nào sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch?
Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch VBCSD-VCCI cho biết:Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã tác động sâu sắc lên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm đóng gói".

Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch VBCSD-VCCI cho biết:Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam đã tác động sâu sắc lên tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả ngành công nghiệp đồ uống và thực phẩm đóng gói. Các doanh nghiệp đã nỗ lực hết mình nhằm đảm bảo tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng”.

Để vượt qua những thách thức này và duy trì hoạt động kinh doanh, từ góc nhìn của doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành, đại diện Nestlé Việt Nam khuyến nghị các nhóm giải pháp: Ưu tiên tiêm phòng đầy đủ cho tất cả công nhân và nhà thầu làm việc trong các nhà máy sản xuất đồ uống và thực phẩm thiết yếu; Trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp trong việc áp dụng mô hình phòng chống Covid-19 tại các nhà máy dựa trên các hướng dẫn của Bộ Y tế; Các quy định liên quan đến phòng chống dịch Covid-19 tại các địa phương cần được đơn giản hóa và thống nhất với chỉ đạo từ Trung ương; Số hóa các thủ tục hành chính công nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc nộp và phê duyệt hồ sơ trực tuyến, đặc biệt trong thời gian áp dụng giãn cách xã hội.

Triển vọng mở cửa lại nền kinh tế, sống chung với dịch bệnh

Tiến sĩ Phạm Công Hiệp, Trưởng nhóm nghiên cứu Logistics và Chuỗi cung ứng, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT đã phân tích về việc, đứng trước dự báo rằng dịch bệnh sẽ khó kiểm soát hoàn toàn trong ngắn hạn, Việt Nam nên cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể vừa mở cửa lại nền kinh tế, vừa sống chung với dịch trong thời gian tới.

Hiện giờ một số nước trong khu vực với tỉ lệ tiêm vắc xin cao như Singapore hay Thái Lan đã mở cửa nền kinh tế và chấp nhận sống chung với dịch, một phần do xác định rằng mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng tuyệt đối sẽ gần như không thể đạt được và thiệt hại kinh tế do đóng cửa nền kinh tế kéo dài là quá cao.

“Kháng thể” nào sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch?
Tiến sĩ Phạm Công Hiệp, Trưởng nhóm nghiên cứu Logistics và Chuỗi cung ứng, Khoa Kinh doanh và Quản trị, Đại học RMIT đã phân tích về việc, đứng trước dự báo rằng dịch bệnh sẽ khó kiểm soát hoàn toàn trong ngắn hạn, Việt Nam nên cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể vừa mở cửa lại nền kinh tế, vừa sống chung với dịch trong thời gian tới

Các nước mở cửa lại nền kinh tế đều áp dụng biện pháp giảm quy mô và mức độ tập trung xã hội, nhằm giảm thiểu nguy cơ lây lan cộng đồng. Nếu không, việc mở cửa lại nền kinh tế sẽ phải đối mặt nguy cơ lây nhiễm lan rộng và các hệ quả xã hội nghiêm trọng.

Về cơ bản, việc mở cửa lại nên cân nhắc kỹ hai nhóm điều kiện chính: kinh tế và xã hội.

Nhóm thứ nhất về điều kiện kinh tế phụ thuộc vào khả năng sản xuất và trang thiết bị của doanh nghiệp trong điều kiện hạn chế dịch bệnh khắt khe. Cho dù mở cửa hoạt động lại, doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực sẽ phải thay đổi phương thức hoạt động như thực hiện giãn cách vật lý giữa người lao động và khách hàng, trang bị tấm che ngăn cách, giảm số lượng khách trong cùng không gian, giảm thiểu giao tiếp trực tiếp, và sử dụng công nghệ nhiều hơn.

Như vậy số lượng lao động trong các khu công nghiệp, nhà xưởng sẽ phải giảm khá lớn, lượng hành khách trên máy bay, xe khách, nhà hàng cũng phải giảm tương tự, trong khi chi phí vận hành, nhà xưởng không giảm tương xứng, dẫn đến tăng chi phí hoạt động trong doanh nghiệp.

Một mặt nữa là người lao động cũng sẽ phải xét nghiệm Covid-19 thường xuyên để đáp ứng yêu cầu kiểm soát dịch của chính phủ. Điều này cũng sẽ tăng gánh nặng cho người lao động và doanh nghiệp.

Nhóm điều kiện thứ hai về mặt xã hội, là sự chấp nhận của chính phủ và cộng đồng về tỉ lệ hợp lý lây nhiễm cộng đồng và tỉ lệ tử vong do bệnh dịch. Với chủng mới Delta, hầu hết các nước trên thế giới kể cả các nước với tỉ lệ tiêm chủng cao như Mỹ, Anh, Singapore cũng khó kiểm soát được mức độ lây nhiễm cộng đồng, tuy nhiên tỉ lệ nhập viện và tử vong ở trong mức kiểm soát, đặc biệt hầu hết bệnh nhân nhập viện đều chưa tiêm vắc xin.

Như vậy thay vì đối xử tất cả như nhau, những người đã tiêm vắc xin mũi 1 và 2 nên được tham gia hoạt động xã hội và sản xuất thoáng hơn so với những người chưa được tiêm mũi nào. Nên có ngay giấy thông hành cho những người đã tiêm đủ vắc xin để họ có thể tham gia tích cực hơn vào hoạt động kinh tế nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại do đổ vỡ chuỗi cung ứng như hiện nay.

Các chợ đầu mối, siêu thị, dịch vụ logistics giao nhận, dịch vụ y tế và hành chính công nên được ưu tiên mở cửa trước. Đây là những lĩnh vực ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định xã hội, an sinh của người dân. Người dân sẽ khó đồng hành với các nỗ lực của chính phủ trong phòng chống dịch nếu nhu cầu căn bản về ăn uống, khám chữa bệnh bị gián đoạn.

Tiếp theo là các ngành sản xuất, khu công nghiệp đầu tàu về tạo công ăn việc làm và hoạt động kinh tế, cần được ưu tiên nhằm không gây gián đoạn nghiêm trọng thêm, khi người lao động bỏ về quê, thì việc quay trở lại làm việc sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.

Các doanh nghiệp cần được hỗ trợ về chính sách thuế, thuê nhà xưởng, chi phí logistics, hỗ trợ chi phí xét nghiệm cho công nhân và người lao động. Việc đáp ứng yêu cầu chặt chẽ trong sản xuất về phòng chống dịch lâu dài rất cần những hỗ trợ thiết thực của chính phủ để giúp doanh nghiệp có thể tái khởi động sản xuất, góp phần bình ổn nền kinh tế sau gần ba tháng gián đoạn nghiêm trọng.

Việc thống nhất các biện pháp phòng chống dịch ở tất cả các tỉnh thành là rất quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông hàng hóa và sản xuất. Một số ví dụ gần đây khi xe vận chuyển hàng hóa vào một số tỉnh thành phải sang tải, đổi xe, đổi tài xế gây phát sinh chi phí, thời gian và bất ổn trong việc lên kế hoạch sản xuất và thời gian giao hàng. Các thành phố lớn sẽ không thể hoạt động bình thường nếu các tỉnh thành lân cận không phối hợp các nỗ lực mở cửa.

Có thể chấp nhận một số khác biệt trong biện pháp chống dịch nhằm đáp ứng khả năng y tế của từng địa phương, nhưng chúng ta cần xác định các ngành sản xuất dịch vụ đòi hỏi tính liên kết cao giữa các địa phương để có biện pháp giải tỏa thông suốt liên tỉnh, có biện pháp nhất quán từ trung ương. Có như vậy mới đảm bảo từng bước mở cửa nền kinh tế và kiểm soát dịch hiệu quả trong giai đoạn đáp ứng mới với đại dịch.

Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Techcombank công bố kết quả kinh doanh năm 2024: vượt kế hoạch năm với nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống

Techcombank công bố kết quả kinh doanh năm 2024: vượt kế hoạch năm với nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với kết quả khả quan, nhiều chỉ số dẫn đầu hệ thống, đạt mức kỷ lục. Lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt 27,5 nghìn tỷ đồng – tăng 20,3%; tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 47,0 nghìn tỷ đồng – tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,9% với số dư CASA của Techcombank bao gồm số dư Sinh lời tự động, đạt mức cao kỷ lục gần 231 nghìn tỷ đồng. Techcombank tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành với tỉ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tiếp tục tăng lên 15,3% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), đạt 2,4%.
“Chìa khóa” giúp doanh nhân Việt vượt qua thách thức

“Chìa khóa” giúp doanh nhân Việt vượt qua thách thức

Tại buổi đào tạo và ươm mầm doanh nhân trong chương trình Build CEO với chuyên đề “Dẫn dắt đội ngũ vượt qua thách thức” do Hội đồng Doanh nhân Việt - VCC (Vietnam CEO Council) tổ chức, sự kiện đã mang đến những chia sẻ chân thực, đầy giá trị cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, mở ra “chìa khóa” trong việc gắn kết và phát triển thương hiệu.
Techcombank tiếp tục là nhà đồng đầu tư Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3/2025

Techcombank tiếp tục là nhà đồng đầu tư Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai vào tháng 3/2025

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) và Nhà sản xuất Yeah 1 tiếp tục bắt tay để mang đến Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai đêm thứ 3 và thứ 4.
“Thủ phủ” bánh kẹo trên phố cổ Hà Nội nhộn nhịp mùa cuối năm

“Thủ phủ” bánh kẹo trên phố cổ Hà Nội nhộn nhịp mùa cuối năm

Chỉ còn hơn một tuần nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nơi được ví như “thủ phủ” bánh kẹo ngoại, đã bắt đầu tấp nập và đông đúc người dân tới mua sắm.
Tỷ giá USD hôm nay 23/1/2025: đồng USD tăng nhẹ trở lại

Tỷ giá USD hôm nay 23/1/2025: đồng USD tăng nhẹ trở lại

Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 23/1, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, hiện ở mức 24.341 đồng.
Giá xăng dầu hôm nay 23/1/2025: giá xăng dầu thế giới chưa tìm được đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 23/1/2025: giá xăng dầu thế giới chưa tìm được đà tăng

Giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Đầu năm 2025: nhiều địa phương đăng ký phát triển nhà ở xã hội

Báo cáo từ Bộ Xây dựng cho thấy, sang năm 2025, dựa trên số liệu các địa phương đăng ký, dự kiến cả nước có 135 dự án, với gần 101.900 căn nhà ở xã hội.
Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Trải nghiệm sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần tại “vương quốc lễ hội” Ocean City

Mãn nhãn với triển lãm kỳ quan ánh sáng, choáng ngợp trước dàn “sinh vật huyền bí phương Đông”, thỏa sức sắm Tết đủ đầy vạn món ngon - nghìn đặc sản, “cháy máy” với triệu góc check-in đẹp long lanh nức nở… Đó là combo sắm Tết, chơi Xuân đỉnh nóc kịch trần mà “vương quốc lễ hội” Ocean City sắp mang tới cho cư dân và du khách, từ 18/1 đến 16/3/2025.
Thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới sẽ có sự thanh lọc lớn?

Thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới sẽ có sự thanh lọc lớn?

Năm 2024 được đánh giá là năm tạo nền móng cho chu kỳ phát triển mới của thị trường bất động sản. Chu kỳ mới được kỳ vọng sẽ mang tới sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn về sản phẩm nhà ở cũng như sự thanh lọc lớn đối với các chủ đầu tư.
Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1: ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn

Thị trường chứng khoán ngày 22/1 ghi nhận sức ép từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trái lại, cổ phiếu vừa và nhỏ, tiêu biểu là YEG lại "nổi sóng". VN-Index tiếp tục mất điểm trong những ngày cận Tết Nguyên đán.
Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường chứng khoán ngày 20/1: thị trường bảo toàn sắc xanh, tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Sau 3 phiên tăng liên tiếp cuối tuần trước, thị trường đã gặp chút áp lực trong phiên sáng 20/1 khiến VN-Index rung lắc nhẹ. Đà tăng nhẹ của các nhóm trụ cột bank – chứng – thép, đã giúp thị trường bảo toàn sắc xanh, xác nhận phiên tăng thứ tư liên tiếp.
Thị trường chứng khoán ngày 17/1: nhóm cổ phiếu công nghệ và vận tải biển với đà tăng tích cực

Thị trường chứng khoán ngày 17/1: nhóm cổ phiếu công nghệ và vận tải biển với đà tăng tích cực

Phiên giao dịch ngày 17/1, chỉ số VN-Index tăng tiếp gần 7 điểm, đánh dấu phiên thứ 3 liên tiếp đi lên.
Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda6 chính thức bị "khai tử" vì tiêu chuẩn an toàn mới

Mazda đã chính thức thông báo khai tử mẫu xe Mazda6 tại thị trường Autralia sau 22 năm hiện diện. Quyết định này đánh dấu một bước lùi của dòng xe từng được yêu thích, khi không thể đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn khắt khe mới tại quốc gia này.
Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ

Nhiều chính sách đặc thù phát triển khoa học công nghệ

Luật Thủ đô 2024 quy định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nổi trội để thực hiện mục tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, trong đó, xác định các lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm và chính sách ưu đãi.
Vespa 946 Snake 2025: tuyệt tác xe tay ga siêu sang với phong cách độc bản

Vespa 946 Snake 2025: tuyệt tác xe tay ga siêu sang với phong cách độc bản

Vespa chính thức trình làng Vespa 946 Snake – phiên bản giới hạn mới nhất thuộc dòng xe tay ga siêu sang mang tính biểu tượng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động