Thứ bảy 26/07/2025 07:10
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn:

Kiên quyết chấm dứt hoạt động với các dự án chậm tiến độ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 9/12, tại Kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn báo cáo kết quả thực hiện kết luận tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, kỳ họp thứ 7 HĐND TP và những cam kết liên quan đến dự án đầu tư.
Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn báo cáo về kết quả thực hiện kết luận chất vấn liên quan đến dự án đầu tư.
Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn báo cáo về kết quả thực hiện kết luận chất vấn liên quan đến dự án đầu tư.

Đôn đốc quyết liệt để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án

Về các dự án chậm tiến độ, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, ngay sau khi HĐND TP ban hành kết luận của Chủ tọa tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Kỳ họp thứ 7 HĐND TP, UBND TP đã ban hành các Kế hoạch và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tập trung triển khai; tổ chức nhiều các họp, giao ban kiểm điểm tiến độ, kiểm tra thực địa các dự án. Đồng thời rà soát các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách trong công tác điều hành, giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền công tác quản lý nhà nước và cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh các quy định pháp luật có liên quan phù hợp với thực tiễn… để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đặc biệt là các công trình trọng điểm của TP giai đoạn 2016 - 2020.

Kết quả đã có nhiều dự án đã được đẩy nhanh và dự kiến hoàn thành đảm bảo tiến độ như: Dự án Đường Vành đai 3,5 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32); Dự án Tiếp nước cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Phú, huyện Ba Vì; Dự án Bảo tồn khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; Dự án Nhà máy xử lý nước thải Sơn Đồng, huyện Hoài Đức; Các dự án cấp nước tập trung trên địa bàn TP; Dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng, huyện Đan Phượng …

Quang cảnh Kỳ họp.
Quang cảnh Kỳ họp.

Một số dự án đã được UBND TP, các ngành xem xét, giải quyết khó khăn, tồn tại, tình hình thực hiện đã có chuyển biến tích cực, cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt để tháo gỡ, xử lý dứt điểm những vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới như: Dự án Bệnh viện Nhi Hà Nội - giai đoạn 1; Dự án Trung tâm thương mại, chợ, siêu thị và văn phòng cho thuê Xuân La; Dự án Trạm cấp nước thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức; 02 dự án cụm công nghiệp tại huyện Phú Xuyên và huyện Sóc Sơn; Dự án Khu đô thị AIC, huyện Mê Linh; Dự án Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, quận Bắc Từ Liêm; Dự án Cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm; Dự án cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây Thành phố (Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa)…

Đối với các dự án không đảm bảo tiến độ, nhà đầu tư không đủ năng lực, UBND Thành phố đã kiên quyết chỉ đạo chấm dứt hoạt động dự án (Dự án nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tại thôn Lễ Thượng, xã Châu Can, huyện Phú Xuyên; Dự án Khu hỗn hợp Văn phòng - thương mại, dịch vụ - nhà hàng và giải trí tại số 153 phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ); thu hồi đất đã giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án để xây dựng trường học công lập (Dự án Trụ sở giao dịch và khách sạn tại số 6 phố Đào Duy Anh, quận Đống Đa);

Riêng Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây đoạn Km 19+900 - Km 41+500 theo hình thức hợp đồng BT là dự án lớn, thời gian thực hiện kéo dài qua nhiều thời kỳ chính sách, có nhiều vấn đề phức tạp; trong đó có những tranh chấp pháp lý của doanh nghiệp và chủ đầu tư dự án, có sai phạm đã được Thanh tra Chính phủ kết luận. UBND TP đã giao Thanh tra TP chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát quá trình triển khai thực hiện dự án, việc chấp hành các quy định của pháp luật của nhà đầu tư; trách nhiệm tham mưu của các cơ quan chuyên môn thuộc TP, kết quả Thanh tra TP báo cáo sẽ là căn cứ để UBND TP xem xét, chỉ đạo xử lý dứt điểm theo đúng quy định pháp luật.

Thu hồi 7 địa điểm nhà chuyên dùng có vướng mắc, vi phạm nổi cộm

Về việc rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, Sở Xây dựng đã phối hợp với Sở Tài chính kê khai các thông tin và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý; cung cấp các thông tin có liên quan đến việc rà soát đánh giá, phân tích thực trạng quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công của TP từ ngày 01/01/2018 đến nay để phục vụ việc lập đề cương Đề án quản lý sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của TP Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025, định hướng giai đoạn 2026 - 2030; phối hợp với Sở Tài chính, Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính đóng góp ý kiến về dự thảo Nghị định việc quản lý, sử dụng và khai thác quỹ nhà, đất do tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương.

Các đại biểu tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn, sáng 9/12
Các đại biểu tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn, sáng 9/12.

Đối với công tác xây dựng, thẩm định, ban hành Bảng giá cho thuê nhà chuyên dùng, giá bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, giá khởi điểm đấu giá các diện tích kinh doanh dịch vụ tại các chung cư tái định cư và các nội dung liên quan theo quy định, UBND TP đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các Sở, đơn vị liên quan rà soát, báo cáo được hiện trạng quản lý, sử dụng. Đồng thời, UBND TP đã phê duyệt giá cho thuê diện tích kinh doanh dịch vụ tại 42 tòa nhà tái định cư. Trên cơ sở đó, Sở Tài chính đã phê duyệt giá khởi điểm, bước giá để đấu thầu lựa chọn đơn vị thuê diện tích kinh doanh dịch vụ đối với 38 tòa nhà tái định cư.

Hiện nay, Sở Xây dựng đang tiếp tục phối hợp với Sở Tài chính để xem xét, thẩm định đối với các diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà tái định cư và nhà ở xã hội CT19A Việt Hưng theo quy định.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng cho biết, hiện nay, Chính phủ chưa có quy định cụ thể về việc quản lý, sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ, trụ sở làm việc và các mục đích khác không phải để ở (thường gọi là quỹ nhà chuyên dùng). Do đó, việc quản lý quỹ nhà này vẫn căn cứ vào Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 và Quyết định số 38/2012/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 của UBND Thành phố.

Mặt khác, tại Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 12/11/2012 của UBND Thành phố đã có những chế tài, biện pháp xử lý để giải quyết các trường hợp chây ỳ nợ tiền thuê nhà, sử dụng sai mục đích, vi phạm trong quá trình sử dụng quỹ nhà của Nhà nước.

Trên cơ sở báo cáo của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội tại Văn bản số 2240/QLPTN-QL,TĐC,KT ngày 21/10/2022, Sở Tài chính đã có Văn bản số 6325/STC-QLCS ngày 01/11/2022 phân loại các khoản nợ phải thu của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đến thời điểm ngày 30/9/2022; theo đó số nợ phải thu đến thời điểm ngày 30/9/2022 là 190.865.458.773 đồng.

Để có cơ sở báo cáo UBND TP các biện pháp, chế tài xử lý; thu hồi đối với các trường hợp nợ đọng tiền bán, thuê nhà, sử dụng sai mục đích, vi phạm trong quá trình, sử dụng và khai thác quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước thuộc TP theo quy định đối với khoản nợ phải thu của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đến thời điểm 30/9/2022, Sở Xây dựng đang chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thuế; Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thực hiện kiểm tra theo Kế hoạch số 65/KH-SXD(QLN) ngày 22/6/2022 để đề xuất các biện pháp để xử lý thu hồi nợ đọng theo quy định. Dự kiến báo cáo UBND Thành phố trong năm 2022.

Phó Chủ tịch UBND TP cũng cho biết, theo Báo cáo của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đang quản lý 803 địa điểm nhà chuyên dùng. Thực hiện chỉ đạo của HĐND TP, Sở Xây dựng đã ban hành Kế hoạch triển khai và Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra công tác quản lý, sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ, trụ sở làm việc và các mục đích khác không phải để ở do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý trên địa bàn TP Hà Nội.

Đoàn Kiểm tra đã đề nghị các Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội rà soát, thống kê số lượng nhà chuyên dùng đang quản lý, trên cơ sở đó phân loại, đề xuất biện pháp giải quyết dứt điểm đối với từng loại vướng mắc để xin ý kiến Sở Tài chính, Cục Thuế và các đơn vị có liên quan để báo cáo UBND TP. Hiện, Đoàn kiểm tra đang tổng hợp để báo cáo UBND TP kết quả kiểm tra và đề xuất phương án xử lý đối với trường hợp vi phạm.

Về kiểm tra, thanh tra, kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm liên quan đến nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của TP của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, Sở Xây dựng đã chủ trì cùng liên ngành: Sở Tài chính, Cục Thuế, UBND các quận có nhà chuyên dùng kiểm tra công tác quản lý của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội và các Xí nghiệp trực thuộc; thống nhất phương án xử lý thu hồi đối với 7 địa điểm nhà chuyên dùng có vướng mắc, vi phạm nổi cộm tại các quận: Hoàn Kiếm (05 địa điểm), Đống Đa (01 địa điểm), Ba Đình (01 địa điểm).

Sở Xây dựng đã tham mưu UBND TP ban hành quyết định thu hồi tại 2 địa điểm tại 41 Hàng Bồ và 121 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm; tham mưu UBND TP ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi tại 6 địa điểm tại 36 Bà Triệu, 58-60 Hàng Buồm, 41 Hàng Điếu, quận Hoàn Kiếm, tại 45 Nguyễn Khuyến, quận Đống Đa, tại tầng 1 nhà A và tầng 1 nhà G khu 7,2ha Vĩnh Phúc, quận Ba Đình.

Các đại biểu tham dự Kỳ họp.
Các đại biểu tham dự Kỳ họp.

Liên quan đến quỹ nhà tái định cư, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết, tại thời điểm chất vấn Kỳ họp thứ 7 HĐND TP còn tồn tại 251 căn hộ vi phạm. Đến thời điểm hiện tại còn 223 căn hộ vi phạm (đã có thêm 28 căn hộ nộp tiền mua nhà). UBND TP dự kiến họp để chỉ đạo thu hồi các căn hộ vi phạm tại các nhà chung cư tái định cư trên địa bàn TP.

Về đôn đốc các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức đấu giá quyền thuê quỹ diện tích kinh doanh dịch vụ, Sở Xây dựng đã phê duyệt Kế hoạch đấu giá theo Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 10/3/2021 của UBND TP cho các đơn vị quản lý vận hành gồm 33.809,48m2.

Về thực hiện công tác tổ chức đấu giá của các đơn vị được giao quản lý, Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở dự kiến tổ chức đấu giá 14.300,11m2 diện tích kinh doanh dịch vụ. Ngày 28/10/2022, Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan họp liên ngành xác định giá cho thuê tại các nhà chung cư tái định cư Ban được giao quản lý trình UBND TP phê duyệt làm cơ sở xác định giá khởi điểm, bước giá để tổ chức đấu giá theo quy định. Dự kiến Quý IV/2022 - Quý I/2023 sẽ triển khai tổ chức đấu giá.

Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã tổ chức đấu giá quyền thuê lần 1 đối với 59 điểm với tổng diện tích đấu giá 14.012m2. Tuy nhiên, chỉ có 9 điểm có các cá nhân tham gia và trúng đấu giá với diện tích 965,14m2. Kết quả đấu giá cho thuê đã được Sở Xây dựng phê duyệt. Công ty đang triển khai ký Hợp đồng cho thuê theo quy định.

Đối với 13.046m2 (50 điểm) diện tích kinh doanh dịch vụ đấu giá không thành công lần 1. Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai đấu giá lần 2 trong Quý IV/2022.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội dự kiến tổ chức đấu giá 5.497,37m2 diện tích kinh doanh dịch vụ. Hiện nay đơn vị tư vấn đang xác định giá cho thuê, báo cáo các cơ quan liên quan, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố phê duyệt để triển khai công tác đấu giá trong Quý IV/2022.

Phó Chủ tịch UBND TP cho biết, trong quá trình quản lý, cho thuê một số đơn vị vi phạm Hợp đồng thuê, Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội đề xuất UBND TP ban hành quyết định thu hồi 10 điểm với diện tích 3.992,69m2.

Sau khi hoàn thành công tác thu hồi, Sở Xây dựng tiếp tục đôn đốc Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội đưa vào kế hoạch đấu giá năm 2023 đối với các diện nêu trên.

Về việc chuyển đổi một phận diện tích kinh doanh dịch vụ tại các nhà chung cư tái định cư sang làm nhà sinh hoạt cộng đồng cho các tòa nhà không có diện tích sinh hoạt cộng đồng, theo Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn, Sở Xây dựng đã có 2 văn bản báo cáo UBND TP chấp thuận chuyển đổi 565,16m2 diện tích kinh doanh dịch vụ tại 07 tòa nhà trên địa bàn các quận Đống Đa (1 tòa), Hoàng Mai (2 tòa), Thanh Xuân (4 tòa).

Hiện, UBND TP đang xem xét chấp thuận. Trên cơ sở chấp thuận của UBND TP, Sở Xây dựng sẽ hướng dẫn các đơn vị bàn giao diện tích nhà sinh hoạt cộng đồng cho UBND các phường để quản lý sử dụng làm nhà sinh hoạt cộng đồng cho các hộ gia đình tái định cư theo quy định của Luật Quản lý và sử dụng tài sản công. Dự kiến hoàn thành trong năm 2022.

HĐND TP Hà Nội tái chất vấn việc đôn đốc, triển khai các dự án chậm
Hà Nội nâng mức tiền phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực văn hóa
Hà Nội sẽ có 41 tuyến đường, phố mới
Thuỷ Tiên - Thanh Hải
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII

Sau 2 ngày (18-19/7) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc chiều 19/7. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu bế mạc Hội nghị.
Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Việt Nam mong muốn cùng bạn bè quốc tế tôn vinh những giá trị trường tồn của độc lập và tự do

Lễ kỷ niệm Quốc khánh 2/9 là để khẳng định lại ý nghĩa lớn lao đó, để tôn vinh những thành tựu của Nhân dân Việt Nam trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Toàn văn Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân

Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII đã xây dựng dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội. Thành phố công bố Dự thảo này để lấy ý kiến góp ý rộng khắp của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ 15/7 đến 30/7/2025.
Bãi sông, bãi nổi tuyến có đê được xây dựng công trình bán kiên cố

Bãi sông, bãi nổi tuyến có đê được xây dựng công trình bán kiên cố

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn TP Hà Nội (thực hiện điểm a khoản 3 Điều 32 Luật Thủ đô 2024).
Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh được thăng quân hàm Thiếu tướng

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh được thăng quân hàm Thiếu tướng

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh Trần Văn Phúc vừa được thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng.
Chủ động ứng phó, nâng cao năng lực phòng thủ dân sự trong bối cảnh thiên tai phức tạp

Chủ động ứng phó, nâng cao năng lực phòng thủ dân sự trong bối cảnh thiên tai phức tạp

Chiều 24/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025.
Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Trước 30/8, hoàn thành cải tạo, chỉnh trang 2 bên bờ sông Tô Lịch

Ngày 7/7, các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đồng chủ trì cuộc họp nghe các đơn vị báo cáo về công tác cải tạo, chỉnh trang, vệ sinh môi trường hai bên sông Tô Lịch và việc bổ cập nước vào sông Tô Lịch.
Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Kịp thời đánh giá những vướng mắc khi vận hành hoạt động của xã để có giải pháp tháo gỡ

Thực hiện Kế hoạch số 341-KH/TU ngày 12/6/2025 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn TP Hà Nội”, từ ngày 20/6 đến ngày 26/6/2025, các đơn vị hành chính mới trên địa bàn huyện Gia Lâm tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo quy định.
Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013: Quốc hội đồng thuận, Nhân dân đồng lòng

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với tỷ lệ tán thành tuyệt đối (470/470 đại biểu) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội trân trọng giới thiệu một số ý kiến của người dân trước quyết sách quan trọng này.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động