![]() |
![]() |
Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) nước ta phần lớn sống ở vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội, khó khăn và đặc biệt khó khăn; kết cấu hạ tầng còn yếu kém, sản xuất chưa phát triển đồng đều nên khả năng tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản như giao thông, thông tin liên lạc; giáo dục; y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm lương thực, nhu cầu mặc; chỗ ở an toàn; chất lượng giáo dục và nhất là hiểu biết về hiểu biết về pháp luật sẽ dẫn đến khả năng tự bảo vệ các quyền cơ bản của con người, quyền công dân cũng hạn chế. Trên địa bàn Nội, các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực I thuộc 4 huyện (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức). Hiện có trên 108 nghìn người dân tộc thiểu số thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số sinh sống ở 30/30 quận, huyện, thị xã, chiếm khoảng 1,3% dân số toàn thành phố. Để thu hẹp khoảng cách này giữa vùng đồng bằng, đô thị với vùng dân tộc thiểu số, những năm qua, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số tăng cường triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật. |
![]() |
Hiện, Ban Dân tộc TP Hà Nội đã xây dựng mạng lưới báo cáo viên gồm những giảng viên có trình độ cao thuộc các trường đại học, học viện, nhà quản lý của các ngành chức năng trực tiếp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho 3 nhóm đối tượng. Ở cấp huyện là lãnh đạo và cán bộ phòng Dân tộc huyện Ba Vì; lãnh đạo và cán bộ phụ trách công tác dân tộc ở các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức và đội ngũ báo cáo viên pháp luật của các huyện nói trên. Ở cấp xã là đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể; cán bộ văn hóa, cán bộ tư pháp, cán bộ phụ trách công tác dân tộc và tuyên truyền viên pháp luật ở các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Ở cấp thôn là bí thư chi bộ, trưởng thôn, phó thôn, trưởng ban công tác Mặt trận, Chi hội trưởng Chi hội nông dân, đại biểu tiêu biểu tại các thôn, cụm dân cư. 15 năm qua, UBND TP Hà Nội đã giao cho Ban Dân tộc phối hợp với Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) TP và các đơn vị liên quan tổ chức được trên 100 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tập huấn về chính sách dân tộc, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao nhận thức cho người dân hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước... Với gần 30.000 lượt cán bộ cơ sở, giúp họ trở thành hạt nhân tiếp tục lan tỏa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn. |
![]() |
Ngoài ra, Hà Nội còn thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khác, như: phát hành định kỳ hằng quý Bản tin Dân tộc Hà Nội; cập nhật, đăng tải thông tin liên quan trên Cổng thông tin điện tử của Ban Dân tộc thành phố Hà Nội; biên soạn, xuất bản 5.000 cuốn sổ tay chính sách, pháp luật và hơn 300.000 tờ gấp tuyên truyền pháp luật. Với những đặc thù của đồng bào dân tộc thiểu số, muốn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thì cần thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp truyền đạt sao cho phù hợp với đặc thù riêng về tâm lý, phong tục tập quán, trình độ văn hóa, giúp đồng bào dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận. Đặc biệt, việc tuyên truyền không chỉ một chiều mà cần tôn trọng, cố gắng đáp ứng cao nhất nội dung mà người dân muốn nghe, muốn biết, muốn tìm hiểu. Cách làm có trọng tâm, trọng điểm như vậy sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đảm bảo sát với thực tế, trúng với mong mỏi của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. |
![]() |
Dù đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như: nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị về vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, PBGDPL được nâng cao; thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước được hoàn thiện; ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân có bước chuyển biến tích cực, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân, an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng công tác tư pháp, tuyên tuyền PBGDPL vẫn còn những khó khăn. |
![]() |
TS Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, đưa ra các giải pháp để làm tốt hơn nữa công tác này đó là: Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ TTPBGDPL của chính quyền các cấp; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện TTPBGDPL cho cán bộ và nhân dân vùng đồng bào DTTS&MN. Tiếp tục tổ chức quán triệt thực hiện Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn. Hai là, kiện toàn bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về tuyên truyền, PBGDPL vùng đồng bào DTTS&MN. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, PBGDPL vùng đồng bào DTTS&MN. Xác định rõ nội dung, chương trình phối hợp tuyên truyền, PBGDPL vùng đồng bào DTTS&MN. Tăng cường phát huy vai trò của Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp trong chỉ đạo thực hiện công tác truyên truyền PBGDPL vùng đồng bào DTTS&MN; trách nhiệm các thành viên Hội đồng Phối hợp PBGDPL các trong tổ chức triển khai công tác tuyên truyền, PBGDPL thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý. Ba là, thực hiện chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền PBGDPL ở vùng đồng bào DTTS&MN. Đặc biệt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền PBGDPL ở vùng đồng bào DTTS&MN. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, PBGDPL. Tập trung tuyên truyền, PBGDPL trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các ứng dụng trên thiết bị di động; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, tập huấn pháp luật trực tuyến. Bốn là, tổ chức đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL ở vùng đồng bào DTTS&MN. Công tác đánh giá hiệu quả việc tuyên truyền, PBGDPL luôn là nội dung quan trọng nhằm khắc phục những bất cập, từ đó đổi mới được nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, PBGDPL ở vùng đồng bào DTTS&MN theo hướng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên, kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng, lĩnh vực, địa bàn, chú trọng đối tượng đặc thù; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL ở vùng đồng bào DTTS&MN. Năm là, đẩy mạnh công tác truyền thông các chính sách, quy định có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở vùng đồng bào DTTS&MN. Chú trọng tuyên truyền, PBGDPL về các chính sách, pháp luật được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội để tạo sự đồng thuận, nhất quán trong thực thi chính sách, pháp luật ở vùng đồng bào DTTS&MN. Xây dựng cơ chế nắm bắt thông tin, thực hiện phản biện xã hội qua thực tiễn tổ chức hoạt động tuyên truyền, PBGDPL ở vùng đồng bào DTTS&MN nhằm kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, lỗ hổng, điểm nghẽn lớn trong thể chế, chính sách, cũng như cơ chế tổ chức thực hiện để từ đó đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở vùng đồng bào DTTS&MN. |
![]() |
Sáu là, phát triển và sử dụng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chuyên sâu theo từng lĩnh vực, từng nhóm đối tượng ở vùng đồng bào DTTS&MN. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo hướng chuyên sâu, chuyên biệt cho đối tượng đặc thù, yếu thế ở vùng đồng bào DTTS&MN. Bảo đảm có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội. Thường xuyên quan tâm tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, PBGDPL; gắn công tác tuyên truyền, PBGDPL với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị và địa phương ở vùng đồng bào DTTS&MN. Cần phát huy việc huy động con em ở vùng đông bào DTTS&MN được học tập, đào tạo cơ bản; được lựa chọn đi đào tạo thực hiện theo các dự án, đề án nâng cao trình độ con em và phát huy nguồn lực tuyên truyền, PBGDPL tại chỗ vẫn chưa phát huy hết hiệu quả công tác tuyên truyền PBGDPL ở vùng đồng bào DTTS&MN. Bảy là, chính sách thu hút, khuyến khích sự tham gia của xã hội vào hoạt động tuyên truyền, PBGDPL ở vùng đồng bào DTTS&MN. Cần đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa công tác tuyên truyền, PBGDPL nhằm thu hút các nguồn lực xã hội, khuyến khích, huy động các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, như tổ chức hành nghề luật luật sư, các luật gia, huy động sự tham gia tích cực của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học… tích cực tham gia công tác tuyên truyền, PBGDPL. Tăng cường đa dạng hóa nguồn lực xã hội tham gia công tác tuyên truyền, PBGDPL ở vùng đồng bào DTTS&MN; có cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia tuyên truyền, PBGDPL ở vùng đồng bào DTTS&MN. Có chính sách ưu tiên sử dụng đội ngũ người biết tiếng dân tộc thiểu số, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, già làng, trưởng bản, chức sắc, chức việc trong các tôn giáo ở DTTS&MN tham gia tuyên truyền, PBGDPL. Đồng thời bảo đảm kinh phí tuyên truyền, PBGDPL theo hướng chú trọng đối tượng đặc thù và tại các địa bàn có điều kiện khó khăn. Tám là, bảo đảm kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách ở vùng đồng bào DTTS&MN. Đa dạng hóa nguồn lực xã hội cho công tác PBGDPL. Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí, ưu tiên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế, đồng bào dân tộc, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nguồn kinh phí bố trí cho công tác tuyên truyền PBGDPL hàng năm ở vùng đồng bào DTTS&MN phải được ghi cụ thể theo mục ngân sách trong nghị quyết về dự toán chi ngân sách hàng năm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của các ngành, các cấp và điều kiện khả năng ngân sách của địa phương ở vùng đồng bào DTTS&MN. Chín là, thực hiện đầy đủ các thể chế, chính sách tuyên truyền, PBGDPL hiện hành; đồng thời hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa các nội dung, hình thức, biện pháp vận động, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số. Sử dụng các hình thức tuyên truyền chủ động, linh hoạt, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ đọc, dễ hiểu, có trọng tâm, trọng điểm, nội dung phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. |
![]() |
![]() |