Thứ tư 16/04/2025 08:08

Năm 2025 là “Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân, về phương hướng thúc đẩy hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc thời gian tới, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí.
Năm 2025 là “Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung”
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: "Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm nay. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp trên mọi phương diện, góp phần thúc đẩy quan trọng đối với việc xây dựng

Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có chương trình hoạt động hết sức phong phú và đầy ý nghĩa với 18 hoạt động trong hơn hai ngày. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, đi sâu xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc. Các bộ, ngành và địa phương hai nước đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực kiểm nghiệm - kiểm dịch, hải quan, y tế, truyền thông, hợp tác địa phương, dân sinh.

Tại các cuộc trao đổi, hai bên đã đạt nhận thức chung rộng rãi về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc theo định hướng “6 hơn”, trọng tâm là cụ thể hóa các nhận thức chung và Thỏa thuận giữa hai bên. Bám sát tinh thần của Tuyên bố chung và các nhận thức chung của cấp cao đạt được tại chuyến thăm lần này, thời gian tới, hai bên sẽ tập trung thúc đẩy hợp tác trên các phương diện chính sau:

Một là, tiếp tục duy trì trao đổi chiến lược giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, củng cố nền tảng tin cậy chính trị, cùng định hướng xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược; phát huy đầy đủ vai trò của kênh Đảng, các cơ chế Ủy ban hợp tác giữa Quốc hội

Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, các cơ chế trao đổi quốc phòng, an ninh, ngoại giao. Hai bên nhất trí phát huy vai trò điều phối tổng thể của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng - an ninh.

Thứ hai, trên cơ sở định hướng “6 hơn”, tiếp tục triển khai cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao và các thỏa thuận đã ký kết; đưa hợp tác thực chất đạt tiến triển mới; tạo thuận lợi về thương mại, mở rộng xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc; thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác kết nối giữa Khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”; đẩy nhanh thúc đẩy “kết nối cứng” giữa hai nước về đường sắt tốc độ cao, đường bộ cao tốc, kết cấu hạ tầng cửa khẩu; nâng cấp “kết nối mềm” về hải quan thông minh, cửa khẩu thông minh. Hai bên khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp có thực lực, uy tín và công nghệ tiên tiến sang đầu tư tại nước kia, trọng điểm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, kết cấu hạ tầng; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực mới như: kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.

Ba là, nhất trí lấy năm 2025 là “Năm giao lưu nhân văn Việt - Trung”, hai bên sẽ cùng tổ chức chuỗi hoạt động chúc mừng nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc; tăng cường giao lưu văn hóa, hợp tác về truyền thông, tin tức, xuất bản, phát thanh, truyền hình; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, y học cổ truyền, phòng chống, giảm thiểu tác hại thiên tai; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác địa phương, giao lưu nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; thúc đẩy hợp tác du lịch, mở thêm đường bay, khuyến khích ngày càng nhiều hơn du khách sang du lịch ở nước bên kia.

Bốn là, tăng cường điều phối, hợp tác đa phương; tăng cường phối hợp trong các cơ chế như Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), ủng hộ nhau ứng cử vào các tổ chức quốc tế. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức năm APEC 2027; ủng hộ Việt Nam gia nhập, phát huy vai trò trong các cơ chế đa phương; Trung Quốc ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất, tự cường và phát triển, duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực.

Năm là, tiếp tục thực hiện tốt nhận thức chung cấp cao, kiểm soát tốt hơn và tích cực giải quyết bất đồng trên biển; tái khẳng định tầm quan trọng của việc giữ gìn và thúc đẩy hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, nhất trí xử lý tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Hai bên tiếp tục phối hợp thực hiện hiệu quả các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền và thỏa thuận liên quan, tăng cường hợp tác tại khu vực biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc, tổ chức tốt kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước biên giới đất liền và 15 năm ký kết 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc".

Việt Nam là hướng ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc
N.N
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 14-15/4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14-15/4, sáng 14/4, trang mạng điện tử của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Cơ hội khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Về việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí...
Khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Hà Nội

Khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Hà Nội

Nhiều chuyên gia đều nhận định, Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra một khung pháp lý vượt trội và linh hoạt cho Thủ đô Hà Nội.
Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Quy hoạch cấu trúc đô thị Hà Nội với sông Hồng là trục xanh

Cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô 2024 sẽ tạo điều kiện để Hà Nội triển khai quy hoạch hai bên bờ sông Hồng, hài hòa không gian xanh sinh thái, xứng tầm là biểu tượng mới trong phát triển Thủ đô.
Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Việc sắp xếp địa giới, sáp nhập cấp xã cần tạo thuận lợi nhất cho người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả"
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.
Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Cận cảnh quy trình minh bạch thủ tục hành chính tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Ngày 3/4, người dân đến làm thủ tục hành chính (TTHC) tại Chi nhánh số 3 Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội (trụ sở chính tại quận Đống Đa) được hỗ trợ số hóa giấy tờ trực tuyến, tiếp nhận xử lý đầy đủ thủ tục hành chính của 3 cấp đã mang đến sự thuận tiện, hài lòng cho người dân.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động