Thứ ba 22/04/2025 13:59

Nâng cao hiệu quả kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với chuẩn bị nguồn lực động viên quốc phòng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh là chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, sự kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với chuẩn bị nguồn lực động viên quốc phòng là nội dung quan trọng trong chuẩn bị nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
Nâng cao hiệu quả kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với chuẩn bị nguồn lực động viên quốc phòng
Trung tướng Hồ Quang Tuấn, Chủ nhiệm Tổng cục CNQP và Trung tướng Lê Đức Thái, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trao biên bản ký kết Quy chế phối hợp giữa hai bên.

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh

Trên cơ sở quán triệt và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, đề án,... của Đảng, nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân và khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố, “thế trận lòng dân” và các nguồn lực động viên quốc phòng được xây dựng ngày càng vững chắc. Hệ thống pháp luật, các chiến lược, đề án về quân sự, quốc phòng, an ninh, nhất là các cơ chế, chính sách động viên quốc phòng được ban hành và triển khai thực hiện tương đối đồng bộ. Việc phát triển kinh tế - xã hội từng bước được kết hợp chặt chẽ với tăng cường quốc phòng, an ninh.

Công nghiệp quốc phòng, an ninh được tập trung đầu tư phát triển, sản xuất được nhiều loại phương tiện, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Các cơ sở động viên công nghiệp được đầu tư, xây dựng, duy trì sản xuất, sửa chữa, vừa đáp ứng yêu cầu phục vụ dân sinh và nhu cầu quốc phòng, an ninh trong thời bình, vừa sẵn sàng động viên trong các tình huống quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

Sự kết hợp đó được thể hiện thông qua việc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với kế hoạch động viên quốc phòng và bố trí thế trận quốc phòng. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đời sống của nhân dân gắn với tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật, hậu cần, tài chính, khoa học - công nghệ vững chắc trên từng địa phương, địa bàn chiến lược. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với điều chỉnh phân bố dân cư, xây dựng lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ; chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông sẵn sàng phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng.

Kết hợp trong chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện của từng địa phương để bảo đảm khả năng sẵn sàng chuyển sang các trạng thái quốc phòng một cách chủ động, kịp thời, an toàn theo kế hoạch thống nhất. Xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng vững mạnh trên các địa bàn trọng điểm, vừa thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho nhân dân trên địa bàn trọng yếu, biên giới, hải đảo, vừa tăng cường tiềm lực, lực lượng quốc phòng, sẵn sàng bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng khi có tình huống.

Tăng cường công tác huấn huyện, diễn tập, tổng kết thực tiễn động viên quốc phòng

Đây là giải pháp quan trọng, không thể thiếu trong chuẩn bị động viên, nhằm nâng cao chất lượng động viên quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Để thực hành động viên quốc phòng hiệu quả, cần nắm vững đặc điểm của từng ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; từ đó, xác định nội dung, hình thức, phương pháp huấn huyện, diễn tập cho phù hợp. Đồng thời, phải xây dựng được kế hoạch huấn huyện, diễn tập động viên quốc phòng của Nhà nước và của từng ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Trong huấn luyện, vận dụng linh hoạt phương châm “cơ bản, thiết thực, vững chắc, sát thực tế”; coi trọng huấn luyện sát với yêu cầu, nhiệm vụ động viên của từng ban, Bộ, ngành Trung ương, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Nội dung, phương pháp huấn luyện chú trọng vào phương án, kế hoạch động viên; gắn lý luận cơ bản với kết hợp bồi dưỡng kinh nghiệm truyền thống. Trong diễn tập phải thực hiện tốt các yêu cầu: chuẩn bị chu đáo, toàn diện; lãnh đạo, điều hành, chỉ huy, chỉ đạo chặt chẽ, khoa học; nội dung diễn tập thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình, nhiệm vụ, khả năng của từng ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; coi trọng bảo đảm an toàn, hiệu quả, thiết thực, gắn với yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến và phòng thủ dân sự.

Trong tương lai, các yếu tố tác động đến công tác động viên quốc phòng sẽ có sự phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của tình hình thế giới, khu vực, trong nước và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư. Để tiến hành động viên quốc phòng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, cần phải thường xuyên quán triệt, nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về động viên quốc phòng; đồng thời, chủ động nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ và các giải pháp công tác động viên quốc phòng phù hợp.

Khi xác định nội dung động viên quốc phòng trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Đảng ta chỉ rõ: “sẵn sàng vũ trang toàn dân bảo vệ Tổ quốc”, “chuẩn bị chu đáo các phương án động viên nhân tài, vật lực cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khi cần thiết”. Trong Chiến lược quốc phòng, Đảng ta chủ trương: Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các loại hình tổ chức kinh tế - xã hội và từng vùng, miền. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc trên cả nước, mạnh ở trọng điểm. Chuẩn bị tốt, sẵn sàng chuyển đất nước sang thời chiến. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra chủ trương: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.

Thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển Công nghiệp Quốc phòng, An ninh
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Nhà nước đối với công tác động viên quốc phòng
Mở rộng đối tượng, hoàn thiện phương thức thực hiện Động viên công nghiệp
T.Quang
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quận Hoàn Kiếm: Sinh hoạt giáo dục truyền thống kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 17/4, đoàn lãnh đạo Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Hoàn Kiếm do Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Vũ Đăng Định làm trưởng đoàn đã đến dâng
“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

“Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”

Chiều 16/04/2025, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên Thảo luận cấp cao với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm”.
Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Hà Nội với khát vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước

Hà Nội với khát vọng trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước

Luật Thủ đô năm 2024 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc xác lập cơ chế đặc thù cho Hà Nội trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có ít nhất 1.200 km cao tốc

Đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có ít nhất 1.200 km cao tốc

Chiều 21/4, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp đặc biệt về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Hà Nội: xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu

Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội phê duyệt đề án “Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ số hóa tài liệu tập trung của các cơ quan trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa tạo lực đẩy cho phát triển Thủ đô

Ngày 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và khu phát triển thương mại và văn hóa. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.
Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Tập trung đầu tư nguồn lực để tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu, đặc trưng của Hà Nội

Để Hà Nội đạt được định hướng cho nền nông nghiệp Thủ đô như Nghị quyết 15-NQ/TƯ đề ra, trước tiên, Hà Nội cần lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược để đầu tư phát triển.
Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Định vị nhà báo “số” trong kỷ nguyên AI

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ hiện nay đã đặt ra câu hỏi cấp thiết về tương lai của nghề báo. Thực tế, công nghệ AI sẽ khó thay thế hoàn toàn người làm báo nhưng đòi hỏi người làm báo cần định vị vai trò để đồng hành, phát triển cùng công nghệ số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động