Thứ hai 03/02/2025 00:04
Việt Nam mang tới Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 thôgn điệp:

Nâng cao năng lực ứng phó và thích ứng linh hoạt của ASEAN trước các biến động

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Indonesia, Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42, Joko Widodo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42 từ ngày 9-11/5/2023 tại Labuan Bajo, Indonesia. Liên quan đến Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN, có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí.
Nâng cao năng lực ứng phó và thích ứng linh hoạt của ASEAN trước các biến động
Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN

- Xin ông chia sẻ ý nghĩa và bối cảnh của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ diễn ra từ ngày 9-11/5/2023?

- Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ được tổ chức tại Labuan Bajo, một hòn đảo nằm rất xa Thủ đô Jakarta, điều kiện phát triển và hạ tầng còn rất hạn chế song có tiềm năng du lịch rất lớn. Có thể nói, việc Indonesia, Chủ tịch ASEAN 2023 lựa chọn địa danh này làm nơi tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 chuyển tải thông điệp về quyết tâm của các nước thành viên cùng chung tay thúc đẩy phục hồi nền kinh tế theo hướng bền vững và bao trùm.

Với chủ đề “ASEAN Tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”, Hội nghị lần này thể hiện mong muốn và nỗ lực của các nước phấn đấu đưa ASEAN trở thành tâm điểm, động lực tăng trưởng với vai trò dẫn dắt trong các tiến trình hợp tác và liên kết ở khu vực, đóng góp vào mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phồn vinh.

Xoay quanh chủ đề trên và trước những chuyển động phức tạp, khó lường, trao đổi của các Lãnh đạo sẽ mang nhiều ý nghĩa thời đại, tập trung thảo luận những vấn đề đang nổi lên và được quan tâm hiện nay ở cả tầm khu vực và toàn cầu, thống nhất định hướng ứng xử và những đóng góp hết sức thiết thực của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp; qua đó, khẳng định vai trò, uy tín và trách nhiệm của ASEAN trong bối cảnh ngày nay.

- Như ông đã đề cập về trao đổi của các Lãnh đạo, xin ông cho biết cụ thể hơn những nội dung chính dự kiến sẽ được thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN?

- Theo chương trình Hội nghị do chủ nhà Indonesia xây dựng, các Lãnh đạo sẽ có hai ngày làm việc khẩn trương với nhiều hoạt động, trong đó có hai phiên họp toàn thể và phiên họp hẹp. Dịp này, các Lãnh đạo sẽ có các phiên đối thoại với đại diện Nghị viện, Thanh niên, doanh nghiệp và Nhóm Đặc trách Cao cấp soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025.

Về nội dung thảo luận, theo thông lệ lâu nay trong ASEAN, phiên họp toàn thể sẽ là dịp Lãnh đạo các nước bàn và đưa ra các chỉ đạo thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng; còn tại phiên họp hẹp, các Lãnh đạo sẽ trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Điểm mới của Hội nghị lần này là sự phong phú và đa dạng hơn trong các phiên đối thoại của các Lãnh đạo với các nhóm, giới về những vấn đề quan tâm trong tiến trình xây dựng Cộng đồng; trong đó có phiên đối thoại với Nhóm Đặc trách Cao cấp về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025. Đây là lần đầu tiên Lãnh đạo các nước thảo luận với các đại diện cấp cao trong nhóm soạn thảo về những định hướng tương lai của ASEAN trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Do đó, phiên đối thoại này có ý nghĩa quan trọng, đặt những viên gạch nền móng cho tương lai của ASEAN sau 2025.

- Xin ông cho biết dự kiến các văn kiện nào sẽ được thông qua tại Hội nghị?

- Hội nghị Cấp cao lần này dự kiến sẽ thông qua nhiều văn kiện quan trọng trải rộng trên cả ba trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội của Cộng đồng ASEAN. Nội dung của các văn kiện rất phong phú, về nhiều lĩnh vực kinh tế, tài chính, phát triển, xã hội, thúc đẩy hợp tác theo các xu thế lớn cũng như gắn liền với những vấn đề đang được quan tâm hiện nay.

Trong đó, có thể kể đến một số Tuyên bố của Lãnh đạo các nước ASEAN về hệ sinh thái xe điện, mạng lưới làng xã, tăng cường giao dịch bằng đồng bản tệ… Các văn kiện này bám sát các ưu tiên mà Chủ tịch ASEAN đề ra trong năm 2023 về ổn định tài chính, an ninh năng lượng. Có thể nói, đây là những nội dung rất thiết thực, hỗ trợ đắc lực cho các nỗ lực thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng ở khu vực, góp phần đưa ASEAN thực sự trở thành lực lượng trung tâm trong tiến trình phát triển chung của cả khu vực, đúng như tinh thần của chủ đề năm nay là “Một ASEAN tầm vóc: Tâm điểm của tăng trưởng”.

- Xin ông cho biết tại Hội nghị lần này, dự kiến Việt Nam sẽ có những đóng góp gì cho hoạt động chung của ASEAN?

- Như chúng ta đã biết, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII, đòi hỏi nỗ lực đồng bộ, nhanh chóng và quyết liệt ở tất cả các các cấp, các ngành, các lĩnh vực; trong đó, không thể không nhắc đến đóng góp trên mặt trận đối ngoại nói chung và hoạt động đối ngoại đa phương nói riêng. Là tổ chức có tầm quan trọng chiến lược, liên quan mật thiết đến lợi ích an ninh, vị thế và phát triển của Việt Nam, ASEAN là bộ phận không thể tách rời trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, đoàn Việt Nam sẽ tham gia Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 trên tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm, sáng tạo, đóng góp vào thành công chung của Hội nghị. Thông điệp mà chúng ta sẽ mang tới Hội nghị lần này là củng cố đoàn kết, tự cường, nâng cao năng lực ứng phó và thích ứng linh hoạt của ASEAN trước các biến động, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò, tiếng nói và trách nhiệm của ASEAN khi tham gia các công việc chung của khu vực và thế giới.

- Xin trân trọng cảm ơn Đại sứ!

Liên hợp quốc đánh giá cao những cam kết, nỗ lực tích cực của Việt Nam với tiến trình UPR
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Halal
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ đăng quang của Nhà vua Anh Charles III
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

95 năm Ngày thành lập Đảng: Rạng rỡ Việt Nam

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "Rạng rỡ Việt Nam".
"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

"Ý Đảng, lòng dân" hòa quyện làm một để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Thực tiễn 95 năm qua đã chứng minh "ý Đảng, lòng dân" hòa quyện, thống nhất tạo nên sức mạnh vô địch, đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Vai trò không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Giáo sư, tiến sĩ Thành Hán Bình, Đại học Công nghiệp Chiết Giang, khẳng định trong công cuộc cải cách và xây dựng “kỷ nguyên mới” hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò tuyệt đối và không thể thay thế.
Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Phát huy tốt hơn nữa vai trò, vị thế để đưa Thủ đô phát triển

Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ TP Hà Nội luôn đi đầu, chú trọng đổi mới, chủ động, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ nhằm xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao.
Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội dâng hương kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi

Sáng 1/2/2025 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi, Huyện ủy-HĐND-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân Kỷ Dậu (1789).
Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Khởi công cao tốc đầu tiên nối TP Hồ Chí Minh với Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên

Sáng 1/2/2025 (mùng 4 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án đường bộ cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Dương. Đây cũng là dự án có ý nghĩa quan trọng, chiến lược với vùng Tây Nguyên.
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Theo Bộ Tài chính, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước. Điều này là hợp hiến và hợp pháp.
Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Với khối lượng công việc lớn, các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024 được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến lớn trong công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội…
Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Bài cuối: Chống lãng phí nên trở thành văn hóa ứng xử của mỗi công dân trong thời đại mới

Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói “Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động