Thứ hai 03/02/2025 01:55
Góp ý dự thảo Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng:

Nếu quản lý nhà nước không có giám sát thì chỉ thực hiện quyền lực một nửa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Góp ý cho dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, việc đề cao vai trò giám sát của Quốc hội là vô cùng đứng đắn và cần thiết.

Với vai trò là một đại biểu Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, việc góp ý cho các dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là nhiệm vụ vinh dự và quan trọng của mỗi đại biểu Quốc hội.

Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước. Do đó, đại biểu Quốc hội có quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Với tư cách là một bộ phận cấu thành nên cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại biểu Quốc hội trở thành cầu nối kết chặt mối quan hệ bền vững giữa chính quyền nhà nước với nhân dân.

neu quan ly nha nuoc khong co giam sat thi chi thuc hien quyen luc mot nua
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre). Ảnh: N.D

Do đó, đại biểu Quốc hội có đủ khả năng tham gia xây dựng luật pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và có mối quan hệ mật thiết với cử tri để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri.

Nói về vai trò giám sát của Quốc hội trong dự thảo Văn kiện, ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh, đây là vai trò hết sức quan trọng của Quốc hội. Hiến pháp 1946 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội trong các bản Hiến pháp trước, Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”.

Sở dĩ nói quyền giám sát của Quốc hội là cao nhất, bởi theo ông Lưu Bình Nhưỡng, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Mà Quốc hội là do nhân dân trực tiếp bầu ra vì vậy Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân đồng thời là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Các cơ quan nhà nước khác như Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC có chức năng, quyền hạn được luật định nhưng đều phải có trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội.

"Giám sát là một chức năng nhưng lại là một chức năng rất quan trọng, bởi nó là một chức năng kiểm soát "đầu ra" của hệ thống. Nếu quản lý nhà nước không có giám sát thì chỉ coi như thực hiện quyền lực một nửa. Mọi thể chế, những việc thực hiện lề lối, luật pháp sẽ không mang lại hiệu quả." ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động