Chủ nhật 02/02/2025 20:10

Nghị lực đáng nể của sinh viên U80 ĐH Luật Hà Nội

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ở tuổi 78, cụ ông Ngô Tôn Đức (sinh năm 1945, tại Thụy Khuê, Tây Hồ) đã trở thành cử nhân ĐH Luật Hà Nội sau 5 năm không ngừng học hỏi. Đây còn là tấm bằng ĐH thứ hai của ông.
Ông Ngô Tôn Đức là cử nhân cao tuổi nhất khi tốt nghiệp trong lịch sử của trường ĐH Luật Hà Nội. Ảnh: NVCC
Ông Ngô Tôn Đức là cử nhân cao tuổi nhất khi tốt nghiệp trong lịch sử của trường ĐH Luật Hà Nội. Ảnh: NVCC

Theo học chương trình đào tạo cử nhân Luật hệ vừa làm vừa học, sau 4 năm, ông Ngô Tôn Đức đã hoàn thành 45 môn học trong chương trình và đạt điểm tích lũy 8,1 được xếp tốt nghiệp loại Giỏi. Trước đó ông đã có 2 bằng ĐH về kinh tế và quản trị kinh doanh. Sau khi tốt nghiệp nguyện vọng tiếp theo của ông là trở thành luật sư để góp phần vào sự phát triển của xã hội và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Ông Ngô Tôn Đức cho biết: “Theo học ngành luật là một mong ước từ lâu của tôi; Tôi rất yêu thích luật pháp và muốn hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật của đất nước. Tôi cũng muốn học hỏi thêm những kiến thức mới và nâng cao trình độ của mình. Tôi rất vui và sung sướng khi đã đạt được mục tiêu của mình”.

4 năm về trước, gia đình ông Đức khá bất ngờ với mong muốn học ĐH nhưng sau đó cả nhà cũng ủng hộ hết mình với quyết định của ông. Bởi đó là mong muốn, nguyện vọng từ khi còn trẻ, để có được thành quả như này ông Đức đã rất nỗ lực rất nhiều.

Các sinh viên cùng lớp cũng rất ngưỡng mộ nghị lực của “cụ sinh viên” đặc biệt của lớp, lúc nào bác Đức cũng là người đến sớm và rất chăm học, chuẩn bị bài tập rất đầy đủ. Nhiều hôm, hết giờ, bác vẫn có rất nhiều câu hỏi với giảng viên. Tuổi cao nên nhiều hôm bác cũng mệt, mọi người cũng quan tâm, hỏi han sức khỏe bác. Kết quả học tập của bác xuất sắc, giới trẻ có khi còn thua. Đó là cả một sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, rất đáng ngưỡng mộ.

Đại diện nhà trường cho biết ông Ngô Tôn Đức là người có điểm số cao nhất so với hơn 30 sinh viên đã tốt nghiệp. Với số điểm đó ông Đức cũng là cử nhân cao tuổi nhất khi tốt nghiệp trong lịch sử của Trường ĐH Luật Hà Nội.

Ngược dòng thời gian, cuối năm 1964, ông Đức tốt nghiệp trường cấp 3 Xuân Đỉnh, sau sự kiện tiến công xâm lược quy mô lớn đầu tiên của không quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam (ngày 5/8/1964) chưa lâu.

Ngay sau Tết Nguyên đán năm 1965, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, ông xung phong lên đường nhập ngũ, được phân vào Trung đoàn 205, Bộ Tư lệnh thông tin, tại khu trung tâm thu phát.

Ông Đức Đức kể, khu hầm nơi ông ở không thể thiếu sách. Các sách đủ thể loại, được ông mượn từ người chỉ huy hoặc tự mang theo. Sau khi phục vụ chiến đấu và những lần tập luyện vất vả, ông Đức tìm đến sách ngay khi rảnh rỗi. Sau 7 năm trong quân ngũ, ông Đức xuất ngũ theo chế độ bệnh binh do phải mổ cắt 2/3 dạ dày. Lúc này, ông xin vào làm việc tại Nhà máy nước và được đơn vị cử đi học kỹ sư chế tạo máy tại ĐH Bách khoa Hà Nội vào năm 1974.

Ông Đức chỉ có 1 tháng được đơn vị cho nghỉ phép để ôn thi vào Bách khoa. Ông cứ tự ôn tập từ sáng tới tối. 3 môn Toán, Lý, Hóa, mỗi tuần ôn một môn, tới tuần cuối ôn lại tổng thể. Kết quả bất ngờ khi ông Đức đạt 9.5 điểm Hóa, 8 điểm Lý và 7 điểm Toán, đủ điểm đỗ vào ĐH Bách khoa Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp ĐH Bách khoa, 40 năm ông làm kỹ sư chế tạo máy, bôn ba đủ nghề kiếm sống. Nhưng cái tính thích học đã ăn sâu vào máu. Thế là cuối năm 2018, ông làm hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Luật Hà Nội, hệ vừa học vừa làm.

4 năm học của “lão sinh viên” quá nhiều vất vả. Cứ mỗi thứ 7, Chủ nhật, ông lại tự đi xe máy từ nhà đến trường. Lịch học bắt đầu từ 18-21h nên ông thường di chuyển từ 17h để đảm bảo tới lớp sớm ít nhất 15 phút. 21h30' tối, khi về tới nhà, ông Đức mới tắm rửa, ăn cơm tối và nghỉ ngơi một lúc trước khi ngồi vào bàn học. Ông có thói quen hoàn thành bài tập được giao trong ngày và luôn đọc giáo trình trước khi tới lớp. Do đó, việc học thông tới 2h đêm mới đi ngủ là chuyện thường tình.

Ông Đức chia sẻ, đi học ở tuổi 80 không chỉ để mở mang kiến thức, được làm luật sư như mong ước từ lâu mà còn học vì con cháu, đặc biệt là 3 người con đã mất. “Các con tôi mất khi còn quá non trẻ, chưa được đi học. Tôi muốn học thay cho con, đó là lương tâm, trách nhiệm của một người làm cha. Vì nghĩ rằng phải học thay cho con nên tôi luôn tự nhủ phải khoẻ, phải gắng để học tử tế, học cho tới nơi tới chốn” - ông Đức bộc bạch.

Những mục tiêu đó cũng là nguồn động lực lớn lao giúp ông Đức gượng dậy được trong giai đoạn đi học gặp nhiều biến cố. Tháng 8/2022, vợ ông Đức lâm bệnh hiểm nghèo. Nghe tin dữ, ông cũng đổ bệnh vì quá sốc và lo lắng. Ông không thể đi học, chỉ nằm trên giường dưỡng bệnh suốt 1 tháng. Thời điểm này cũng trùng với giai đoạn chuẩn bị thi hết môn của chương trình học kỳ 2. Ông Đức kể, lúc nằm trên giường bệnh, cứ có một động lực hối thúc ông phải khoẻ lên để đi thi. Vào tháng 10/2022, khi thi môn Tiếng Anh, ông Đức bị ngã trong phòng thi và được đưa xuống phòng y tế để điều trị. Môn học đó đến gần tốt nghiệp ông mới thi lại được.

Sau khi trở thành cử nhân luật, ông Đức cho biết có hai dự định. Một là học cao học tại Khoa Pháp luật dân sự, trường ĐH Luật Hà Nội; hai là học nghề luật sư tại Học viện Tư pháp. Ông đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, dự định nếu may mắn trúng tuyển cả hai sẽ học song song.

Công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội
Hưởng ứng Ngày pháp luật: Hà Nội tổng kết 2 cuộc thi Tìm hiểu pháp luật
“Học trò nhận được kiến thức chính là thành quả lớn nhất của sự nghiệp”
Dương Quyên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hải Phòng: xử lý 830 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 9 ngày nghỉ Tết

Hải Phòng: xử lý 830 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 9 ngày nghỉ Tết

Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 25/1/2025 đến ngày 2/2/2025, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP Hải Phòng đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn.
Tết cá mùng 3, tết gà mùng 7, nét đẹp truyền thống ở xứ Đoài

Tết cá mùng 3, tết gà mùng 7, nét đẹp truyền thống ở xứ Đoài

Người dân ở làng Canh Nậu, Dị Nậu tại xã Lam Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội là một địa danh thuộc vùng quê xứ Đoài đã gìn giữ truyền thống, phong tục Tết cá mùng 3, Tết gà mùng 7.
Lộ trình 2 tuyến xe buýt phục vụ người dân đi chùa Hương năm 2025

Lộ trình 2 tuyến xe buýt phục vụ người dân đi chùa Hương năm 2025

Lễ hội chùa Hương chính thức diễn ra ngày 3/2/2025. Từ trung tâm TP Hà Nội đi chùa Hương (huyện Mỹ Đức) có 2 tuyến buýt trợ giá, với giá vé 20.000 đồng/lượt. Cả 2 tuyến này đều do Transerco vận hành. Đó là tuyến buýt 103A và tuyến 103B.
Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Hà Nội: 9 ngày nghỉ Tết, giao thông đảm bảo, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an, vừa thông tin về kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1/2025 đến 10h00’ ngày 2/2/2025- Mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ)…
33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

33 người tử vong vì tai nạn giao thông ngày mùng 3 Tết

Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người và khiến 52 nạn nhân bị thương. So với ngày cùng kỳ năm 2024, giảm 18 vụ, giảm 2 người chết và giảm 11 người bị thương.
Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ lễ hội Gò Đống Đa

Hà Nội phân luồng giao thông phục vụ lễ hội Gò Đống Đa

Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông tin, đơn vị sẽ tổ chức điều chỉnh giao thông phục vụ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2025) trên phố Đặng Tiến Đông, đoạn Tây Sơn - Trung Liệt.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 2/2 đến ngày 12/2 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 2/2 đến ngày 12/2.
Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Dự báo thời tiết 2/2: miền Bắc đón đợt không khí lạnh, mưa phùn nhẹ, trưa chiều có nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 2/2.
Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Dự báo thời tiết 1/2: miền Bắc có mưa phùn nhẹ, trời rét; Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 1/2.
Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Cách giúp trẻ duy trì nhịp sinh hoạt và học tập sau Tết

Bên cạnh niềm vui ngày Tết, phụ huynh cũng cần quan tâm đến việc giúp trẻ duy trì sự cân bằng giữa giải trí và học tập, tránh để trẻ rơi vào trạng thái uể oải hay khó thích nghi khi trở lại trường.
Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Quy định mới về sĩ số lớp học của Trường giáo dục chuyên biệt

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 27/2024/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Nữ cán bộ tích cực với hoạt động du lịch cộng đồng

Sau gần hai tháng khai trương sản phẩm du lịch “Tuyến tàu điện số 6” tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) đã tạo sức hút tới người dân và du khách xa, gần. Một Hà Nội tái hiện thời bao cấp trở thành điểm du lịch độc đáo kết nối cộng đồng. Đồng hành trong hành trình ý nghĩa là tấm gương điển hình Đào Lan Phương - nữ cán bộ tư pháp hộ tịch phường Trúc Bạch với những đóng góp tích cực, hiệu quả.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động