Thứ năm 23/01/2025 14:12

Nghi thức cúng rằm tháng Giêng chuẩn theo phong tục truyền thống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo phong tục truyền thống, rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Từ xa xưa, trong dân gian đã truyền tụng những câu như: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” hoặc “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Điều này cho thấy, rằm tháng Giêng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc.
Mâm cỗ chay dâng cúng Phật.
Mâm cỗ chay dâng cúng Phật.

Ngày giờ đẹp cúng rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023

Người Việt rất coi trọng việc cúng lễ trong ngày Rằm tháng Giêng bởi đây là ngày rằm đầu tiên của năm mới. Dân gian cũng quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, khi thành tâm cầu cúng ắt được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Theo Lịch vạn niên, rằm tháng Giêng năm Quý Mão 2023 vào ngày chủ nhật (tức ngày 5/2 dương lịch). Theo lịch can chi là ngày Giáp Ngọ, ngũ hành Kim, ngày cát lành, thích hợp nhất để tiến hành nghi lễ cúng Rằm.

Ngoài ngày chính rằm (tức 15 tháng Giêng năm nay), ngày 14 âm lịch cũng được đánh giá là ngày đẹp để tiến hành lễ rằm. Ngày này vào thứ bảy, (tức ngày mùng 4/2 dương lịch), ngày Hoàng đạo.

Các khung giờ đẹp để cúng rằm tháng Giêng 2023:

Ngày chính Rằm (15 tháng Giêng), khung giờ tốt gồm: Đinh Mão (5h-7h): Giờ Ngọc Đường hoàng đạo, Canh Ngọ (11h-13h): Giờ Tư Mệnh hoàng đạo, Nhâm Thân (15h-17h): Giờ Thanh Long hoàng đạo, Quý Dậu (17h-19h): Giờ Minh Đường hoàng đạo.

Ngày 14 tháng Giêng, khung giờ tốt gồm: Bính Thìn (7h-9h): Tư Mệnh hoàng đạo, Mậu Ngọ (11h-13h): Thanh Long hoàng đạo, Kỷ Mùi (13h-15h): Minh Đường hoàng đạo, Nhâm Tuất (19h-21h): Kim Quỹ hoàng đạo.

Một số chuyên gia phong thủy cho rằng, khung giờ cúng rằm Tháng Giêng tốt nhất là giờ Ngọ (11h-13h). Bởi đây là thời điểm thần Phật giáng thế, nghiệm chứng cho lòng thành của gia chủ và ban phát điều lành cho chúng sinh.

Nên tiến hành cúng rằm tháng Giêng 2023 vào thời điểm từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch. Sau thời gian này, việc cúng khấn sẽ kém linh nghiệm.

Nghi thức cúng rằm tháng Giêng chuẩn theo phong tục truyền thống
Mâm cỗ chay dâng cúng chư vị thần linh, gia tiên.

Lễ vật cúng rằm tháng Giêng

Các gia đình có thể soạn sửa mâm lễ vật cúng rằm tháng Giêng tùy theo điều kiện kinh tế và phong tục tập quán vùng miền sao cho phù hợp, cốt ở tâm thành.

Thông thường, nên chuẩn bị 2 mâm: Cỗ chay dâng cúng Phật, cỗ mặn dâng cúng thần linh, gia tiên.

Mâm cỗ chay dâng Phật gồm:

Hoa, quả

Chè, xôi

Các món đậu

Bát xào

Bánh trôi nước

Lưu ý: Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Nên có món chè trôi nước với ước nguyện toàn gia cả năm bình an, hạnh phúc tròn đầy.

Mâm cỗ mặn cúng chư vị thần linh, gia tiên gồm:

1 con gà luộc

5 lạng thịt vai luộc

1 bát canh (canh bóng, canh măng, canh mọc,...)

1 đĩa xào thập cẩm

1 đĩa nem

1 đĩa giò

1 đĩa xôi gấc

1 đĩa hoa quả

Hoa tươi, vàng mã, hương thơm, đèn nến, trầu cau, rượu, nước trắng.

Những lưu ý đặc biệt trong nghi lễ cúng rằm tháng Giêng:

+ Bày mâm lễ chay dâng Phật và mâm lễ mặn cúng thần linh, gia tiên tách biệt ở các vị trí khác nhau, không nên để chung cùng một nơi.

+ Nên làm việc thiện, phóng sinh, thả đèn hoa đăng vào ngày rằm tháng Giêng để tăng phúc – thọ - lộc – khang – ninh cho mọi người trong gia đình.

+ Tuyệt đối không cúng hoa giả, trái cây giả, món chay giả mặn.

+ Tuyệt đối không câu cá, bẫy chim thú, sát sinh.

+ Không gây gổ, cãi cọ.

Thông tin trong bài có tính chất tham khảo!

Chạp mộ - phong tục lưu giữ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp
Văn khấn cúng Tất niên Tết Quý Mão 2023 theo truyền thống Việt Nam
Văn khấn ngày vía Thần Tài năm Quý Mão 2023 theo truyền thống Việt Nam
Diệu Viên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khương "liều" - Duy Hưng góp mặt trong Táo Quân 2025

Khương "liều" - Duy Hưng góp mặt trong Táo Quân 2025

Khương "liều" - Duy Hưng là gương mặt mới của Táo Quân 2025. Nam diễn viên được kỳ vọng sẽ cùng các nghệ sĩ trẻ mang đến món ăn tinh thần hấp dẫn dành tặng khán giả.
Danh ca Phương Dung hội ngộ khán giả Thủ đô trong minishow “Một thời để nhớ”

Danh ca Phương Dung hội ngộ khán giả Thủ đô trong minishow “Một thời để nhớ”

Ở tuổi gần 80, danh ca Phương Dung xuất hiện với vẻ ngoài trẻ trung, tươi tắn và khỏe mạnh đáng kinh ngạc trong minishow “Một thời để nhớ” tại Hà Nội. Trong đêm nhạc, “Nhạn trắng Gò Công” Phương Dung được gặp gỡ, hát và chia sẻ những câu chuyện đời mình với những khán giả yêu mến nữ danh ca suốt nhiều năm.
Sự trùng hợp của diễn viên Duy Hưng và Thanh Hương với “cú đúp” giải thưởng VTV Awards 2024

Sự trùng hợp của diễn viên Duy Hưng và Thanh Hương với “cú đúp” giải thưởng VTV Awards 2024

Tối 1/1/2025, tại lễ trao giải thưởng Ấn tượng VTV Awards 2024, cặp đôi Duy Hưng và Thanh Hương xuất sắc vượt qua các đề cử trong Top 3 giành cúp VTV Awards 2024.
Nam sinh “ẵm” thành tích Thủ khoa học sinh giỏi Quốc gia

Nam sinh “ẵm” thành tích Thủ khoa học sinh giỏi Quốc gia

Với sự chăm chỉ và quyết tâm trong học tập, em Lại Gia Khải, học sinh lớp 11 chuyên toán Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội trở thành thủ khoa môn toán kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2024-2025.
Câu chuyện cuộc sống: người phụ nữ mạnh mẽ

Câu chuyện cuộc sống: người phụ nữ mạnh mẽ

Chị Ngân từng là người phụ nữ có cuộc sống giàu sang mà mọi cô gái đều ao ước. Chồng chị là Tổng giám đốc của một công ty nổi tiếng, lại hết mực yêu chiều vợ con. Lần sinh thứ 3, sức khỏe của chị Ngân không được tốt.
Nhóm sinh viên tạo ứng dụng “trò chuyện” với cây cối

Nhóm sinh viên tạo ứng dụng “trò chuyện” với cây cối

Ứng dụng Nature Voice AI “trò chuyện” với cây cối được phát triển bởi 5 sinh viên đang học năm thứ ba của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội.
Rộn ràng đón Xuân

Rộn ràng đón Xuân

Trong những ngày cận Tết Nguyên đát Ất tỵ, không khí đón Xuân rộn ràng khắp mọi nơi, từ thành phố tới làng quê, đâu đâu cũng đầy ắp những sự kiện, những chương trình chào mừng Xuân mới.
Dựng cây nêu, vẽ cung tên tái hiện nghi lễ truyền thống ngày Tết cổ truyền

Dựng cây nêu, vẽ cung tên tái hiện nghi lễ truyền thống ngày Tết cổ truyền

Ngày cuối tuần, người dân và du khách cảm nhận rõ không khí ngày Tết truyền thống bởi các hoạt động tái hiện văn hóa Tết trên phố cổ Hà Nội.
Hoàn Kiếm tổ chức "Tết Việt - Tết phố 2025" vui đón Tết Ất Tỵ

Hoàn Kiếm tổ chức "Tết Việt - Tết phố 2025" vui đón Tết Ất Tỵ

Sáng 19/1, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức chương trình hoạt động văn hóa chủ đề “Tết Việt - Tết phố 2025” với nhiều hoạt động đa dạng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động